Mới đây, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 200 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, một phần dự án bất động sản.
Ảnh minh họa
Theo HoREA, Khoản 3 Điều 200 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đề cập đến quy định về việc chuyển nhượng nhanh chóng nợ xấu liên quan đến bất động sản. Điều này đang gây lo ngại về khả năng "ách tắc" trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đối với các dự án có tài sản bảo đảm là bất động sản.
Cũng theo HoREA, việc giữ nguyên nội dung hiện tại có thể dẫn đến tình trạng làm trở ngại cho quá trình xử lý nợ xấu liên quan đến dự án bất động sản, đặc biệt là những dự án phải tuân thủ các điều kiện theo Khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.
Hiệp hội đề xuất sửa đổi Khoản 3 Điều 200 theo hướng Tổ chức tín dụng được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, miễn là chúng đáp ứng các điều kiện quy định như sau:
Dự án chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 40 Khoản 1 Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15, đồng thời cần có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2, 4 và 5 Điều 40 Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15.
Nếu đề xuất trên được chấp thuận, HoREA đề nghị áp dụng sớm Khoản 3 Điều 200 từ ngày 01/01/2024. Ngược lại, nếu không chấp thuận, HoREA đề nghị thay thế cụm từ "chủ thể của bên chuyển nhượng của dự án" bằng cụm từ "chủ đầu tư chuyển nhượng dự án" tại Khoản 3 Điều 200 và Khoản 15 Điều 210 để đảm bảo sự chính xác và đồng bộ với quy định của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020), Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.
HoREA cũng đề nghị áp dụng sớm Khoản 15 Điều 210 từ ngày 01/01/2024 để tránh tình trạng "khoảng trống pháp luật" và hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu liên quan đến dự án bất động sản.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.