Hà Nội: Phát triển các dự án mới khó khăn vì vướng cơ chế đầu tư

Thứ hai, 20/02/2023 | 10:28 Theo dõi BĐS Biz trên

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thời gian vừa qua, đặc biệt trong năm 2022, thị trường BĐS TP. Hà Nội chưa khởi sắc. Cụ thể, nguồn cung sản phẩm ở mức thấp, chủ yếu là từ các dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây, còn các dự án đầu tư mới được chấp thuận là không nhiều, chỉ một vài dự án đấu giá đất với quy mô nhỏ.

Chính sách tín dụng siết chặt, giá nguyên vật liệu tăng cao và như vậy đẩy giá sản phẩm bất động sản tăng theo, cộng thêm một số vướng mắc về thủ tục đầu tư khiến các chủ đầu tư dự án, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tham gia thị trường. Theo đánh giá của Thành phố, giá tăng trên 10%.

Từ đầu năm đến hết quý III/2022, giao dịch bất động sản trên thị trường bất động sản Hà Nội trầm lắng hơn cuối năm 2021, lượng sản phẩm được chào bán trên thị trường tập trung chủ yếu vào các dự án đầu tư ở các quận, huyện vùng ven do ưu thế về quỹ đất; phân khúc căn hộ chung cư trung và cao cấp chiếm số đa số nhưng giá rất cao, lượng, giao dịch thấp, ước chỉ đạt khoảng 10% lượng sản phẩm chào bán ra thị trường, còn căn hộ thu nhập thấp, nhà ở xã hội thấp. Cụ thể, đối với năm 2022 giảm 25% số lượng căn hộ đưa ra thị trường và tổng diện tích sàn giảm 55% so với năm 2021.

Trên cơ sở này, năm 2023, TP. Hà Nội quyết tâm phải rà soát, đánh giá 750 dự án để thu hồi. "Chúng tôi dự kiến là sẽ phải dừng 4 dự án và thu hồi trên 2.600 ha và chấm dứt hoạt động đối với khoảng 60 dự án chưa xác định đất", ông Tuấn nói.

TP. Hà Nội cũng có đặc điểm là khi mà mở rộng địa giới hành chính, tiếp nhận các dự án của các tỉnh thành, bổ sung các nguồn lực này vào cho đấu thầu, đấu giá, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, Thành phố cũng xác định 300 ha phân bố Đông - Tây - Nam - Bắc đối với Thành phố và đặc biệt là trên cơ sở pháp lý này đẩy mạnh về đấu thầu, đấu giá.

"Xác định các nguyên nhân như Thủ tướng chỉ đạo, tôi rất tán thành ý kiến của một số chuyên gia hàng đầu đã phân tích, đặc biệt ý kiến của chuyên gia Hoàng Văn Cường. Trong góc độ TP. Hà Nội, chúng tôi thấy một yếu tố pháp lý cũng rất khó khăn, cụ thể, đến giờ phút này, khả năng phát triển các dự án mới khó khăn vì vướng cơ chế đầu tư, đặc biệt mô hình đầu tư, chỉ có hình thức là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển các dự án nhà ở thương mại là khu đô thị mới", ông Tuấn bày tỏ.

 Tuy nhiên trong trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì buộc phải thu hồi đất, còn đấu giá quyền sử dụng đất phải trên cơ sở xác định các pháp lý liên quan tới ranh giới của khu vực đấu thầu và đấu giá. Vì vậy, vướng mắc là trong việc thu hồi đất, đặc biệt những vấn đề thuộc đối tượng không thể thu hồi đất, chỉ có nhận chuyển nhượng thì không thể đấu thầu được, còn đấu giá đòi hỏi khoảng thời gian tương đối lớn. Đồng thời việc chỉ định nhà đầu tư vì chính họ là chủ quản lý sử dụng đất, loại hình này rất nhiều.

Vừa qua chúng ta có luật số 03 đầu năm 2022, một luật sửa 8 luật để đồng bộ hoá Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Nhà ở, đặc biệt là chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ông Tuấn cho biết, xảy ra tình trạng đấu thầu, đấu giá trên chính mảnh đất có chủ quản lý sử dụng đất và thời gian thuế đất vẫn còn, đây là điểm nghẽn.

Vì vậy, ông Tuấn kiến nghị xây dựng một nghị định của Chính phủ để xâu chuỗi lại Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở "để sao cho phân định rõ đấu thầu theo cơ chế, đấu giá theo cơ chế và chỉ định thì theo cơ chế để thúc đẩy ngay, chứ hiện nay rất nhiều dự án dở dang như nhiều đại biểu đã nói".

Thứ hai, triển khai nhà ở xã hội, mặc dù Thủ tướng chỉ đạo rất mạnh mẽ, có đề án 1 triệu căn hộ, tuy nhiên, khả năng phân bố khu vực nhà ở xã hội chủ yếu là 20% trong các khu nhà ở, khu đô thị mới đã hình thành, còn các khu mới phải đấu thầu, đấu giá thì cần thời gian.

Hiện nay đang thiếu các cơ chế chính sách cho phân khúc nhà ở cấp trung. TP. Hà Nội sẽ tiến hành đấu thầu 5 khu nhà ở tập trung nhưng cơ chế chính sách về việc này chưa có. Vì vậy ông kiến nghị cần có một nghị định linh hoạt của Chính phủ để xử lý vấn đề này.

Đ. Hoài

Theo vnmedia.vn Copy
Tin bất động sản ngày 23/3: Nhiều vướng mắc khi làm dự án vành đai ngàn tỉ tại Cần Thơ

Tin bất động sản ngày 23/3: Nhiều vướng mắc khi làm dự án vành đai ngàn tỉ tại Cần Thơ

Tin bất động sản ngày 23 2 đáng chú ý với thông tin sau hơn bốn tháng khởi công, dự án đường vành đai phía Tây TP Cần Thơ gặp nhiều vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nên chỉ có 17% mặt bằng để thi công và các sản phẩm tại dự án Vinh Lotus Residence tại TP Vinh (Nghệ An) có mức giá khoảng 26 triệu đồng m2...
HoREA góp ý quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất

HoREA góp ý quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Góp ý quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Nhiều thay đổi về tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản

Nhiều thay đổi về tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản

Vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
TP HCM: Yêu cầu gỡ vướng hoặc thu hồi loạt dự án chậm tiến độ

TP HCM: Yêu cầu gỡ vướng hoặc thu hồi loạt dự án chậm tiến độ

Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi giao các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các huyện trả lời kết quả giải quyết cụ thể, tiến độ các dự án cử tri kiến nghị, phản ánh. Trong đó, nhiều dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân như Khu đô thị Sing - Việt, dự án khu E ở Khu Nam Nam Sài Gòn, dự án quy hoạch làng đại học Hưng Long…
Hà Nội lấy ý kiến ở nhà thuê trên 15 m2 mới được đăng ký thường trú tại nội thành

Hà Nội lấy ý kiến ở nhà thuê trên 15 m2 mới được đăng ký thường trú tại nội thành

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ (gọi tắt là dự thảo). Theo dự thảo này, diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2.
Tin bất động sản ngày 19/3: 40 doanh nghiệp khảo sát các khu công nghiệp tại Bình Phước

Tin bất động sản ngày 19/3: 40 doanh nghiệp khảo sát các khu công nghiệp tại Bình Phước

Hà Nội yêu cầu sớm hoàn thành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu cảng cạn VSICO hơn 236,6 tỷ đồng;Hải Dương xin thu hồi chủ trương giao VIDIFI là chủ đầu tư KCN Hoàng Diệu, KCN Hưng Đạo…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Đa số ý kiến không tán thành quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Đa số ý kiến không tán thành quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật không tán thành quy định mới này…
Khởi tố loạt lãnh đạo của Công ty Cổ phần tập đoàn Bankland với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khởi tố loạt lãnh đạo của Công ty Cổ phần tập đoàn Bankland với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau thời gian tiếp nhận đơn trình báo tố giác tội phạm và tiến hành điều, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) và Công an quận Cầu Giấy đã làm rõ hành vi phạm tội của ổ nhóm đối tượng sử dụng danh nghĩa Công ty Cổ phần tập đoàn Bankland...
Bất động sản Biz