Bất động sản Biz

Dòng vốn vào bất động sản đã "nóng" tới mức phải siết lại hay chưa?

Thứ sáu, 17/06/2022 | 06:03 Theo dõi BĐS Biz trên

Tại Tọa đàm trực tuyến "Quản tín dụng bất động sản thế nào cho đúng, trúng?" diễn ra sáng nay (16/6) trên báo điện tử Dân trí, các chuyên gia đã chia sẻ về việc liệu vốn vào bất động sản đã "nóng: tới mức phải siết lại hay chưa?

Trả lời cậu hỏi "dòng vốn vào bất động sản thời gian qua như thế nào, đã "nóng" tới mức phải siết lại hay chưa?, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản nào chỉ đạo siết tín dụng bất động sản. Dòng tiền tín dụng vẫn đầu tư cho bất động sản thời gian vừa qua, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung chưa cao bằng, điển hình 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng chung là 14%, còn của bất động sản là 12%. Đây là một trong những định hướng của Chính phủ và NHNN.

Theo ông Hùng, nói đến tín dụng bất động sản, phải đặt vấn đề đây là ngành nghề hết sức quan trọng, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực phụ trợ, vì vậy việc đầu tư cho lĩnh vực bất động sản luôn được quan tâm. NHNN đã thực hiện chức năng chính sách tiền tệ và việc bơm vốn tín dụng cho các lĩnh vực, với đầu tư vốn ngắn hạn là chủ yếu, vốn trung dài hạn tập trung vào một số lĩnh vực, trong đó có bất động sản.

Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 22, trước đó cũng có nhiều thông tư yêu cầu NHTM điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn xuống 40%, 37% rồi 30%. Đến tháng 10, nguồn vốn ngắn hạn, đầu tư trung dài hạn khoảng 30%. Vì vậy, dòng tiền ngắn hạn đầu tư trung dài hạn tới đây cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Các ngân hàng xem xét, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cần chọn dự án đầu tư có hiệu quả, dự án đầy đủ tính pháp lý thì mới cho vay. NHNN vẫn chỉ đạo NHTM đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên, xem xét chọn lọc đối tượng phù hợp và đầu tư có hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống, cần có chính sách phù hợp, đầu tư vào sản xuất, ưu tiên. Đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, trái phiếu có tính rủi ro nên các ngân hàng phải cân nhắc đầu tư phù hợp.

"Thị trường đang "nóng" đến mức cần phải siết hay chưa? Về quan điểm của tôi, không đặt vấn đề là siết tín dụng bất động sản mà phải đặt vấn đề là chỉ đạo của Chính phủ, NHNN rằng lĩnh vực bất động sản là một lĩnh vực rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giá bất động sản biến động rất lớn, quá cao so với thu nhập của người dân. Vì vậy, đầu tư trong lĩnh vực bất động sản hết sức rủi ro. Đơn cử, trước đây giá 100 triệu đồng/m2 và ngân hàng cho vay 50% giá trị tài sản đảm bảo, tức cho vay 50 triệu đồng nhưng, giá thời điểm hiện nay có thể lên đến 300 triệu đồng. Như vậy, vẫn tài sản đấy mà ngân hàng cho 150 triệu đồng. Nếu không phải là giá trị thật, khi có sự biến động khiến giá BĐS giảm xuống thì rủi ro rất lớn. Vì vậy, không đặt vấn đề siết tín dụng bất động sản, nhưng các tổ chức tín dụng phải xem xét những dự án nào hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo an toàn hệ thống và có thể thu hồi được gốc và lãi", ông Hùng cho biết.

Theo ông Vương Duy Dũng, Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), vấn đề kiểm soát tín dụng vào động sản thời gian qua được dư luận quan tâm. NHNN cũng đã lên tiếng khẳng định không có chủ trương siết tín dụng mà là kiểm soát dòng vốn để tránh rủi ro, hướng dòng vốn sử dụng đúng mục đích. Thông tin từ phía cơ quan quản lý đã khá rõ ràng.

Vậy thị trường đã quá "nóng" đến mức cần có sự kiểm soát hay chưa? Thì đúng là trong thời gian vừa qua, giá bất động sản có xu hướng biến động rất mạnh. Tôi cho rằng không phải là tất cả, bất động sản có nhiều phân khúc, loại hình khác nhau chứ không chỉ có một, có phân khúc cao cấp, dành cho nhà đầu cơ, có phân khúc phục vụ chủ yếu để tiêu dùng. Những phân khúc dành cho người dân, người thu nhập thấp, trung bình, cho công nhân là những bất động sản chủ yếu phục vụ mục đích tiêu dùng… Thì việc đầu tư cho các loại hình này tương đối an toàn, đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội. Quan điểm của tôi là cần khuyến khích để hỗ trợ phát triển các loại hình này.

Còn những phân khúc có tính đầu cơ, giá rất cao, thì cần có sự kiểm soát, sự xem xét thận trọng. Không chỉ kiểm soát tín dụng, ngay cả về việc kiểm soát quản lý đầu tư kinh doanh những loại hình đó cũng cần được quan tâm, chặt chẽ.

"Nhìn chung, theo tôi việc kiểm soát vốn tín dụng cũng phải tùy theo các phân khúc, tùy dự án, chứ không áp chung với mọi dự án", ông Dũng chia sẻ.

Cuối phiên giải trình của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sáng 9/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giải trình thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm. Theo đó, đối với vấn đề kiểm soát tính dụng lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản được nhiều đại biểu đặt ra, ông Khái cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đối với các dự án, phương án vay vốn trong lĩnh vực bất động sản có tính khả thi, thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn thì tiếp tục cung cấp tín dụng theo đúng quy định.

"Đây là chủ trương xuyên suốt của Chính phủ trong thời gian qua", ông Khái nhấn mạnh.

Đối với câu hỏi nhiều đại biểu nêu là có siết tín dụng với các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, trái phiếu hay không, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói theo ông phải kiểm tra lại xem việc cho vay có đảm bảo quy định hay không.

"Hiện nay chúng ta có những điều chỉnh. Nếu trước chưa làm đúng thì làm lại cho đúng, còn làm đúng rồi thì tiếp tục làm chứ không phải siết chặt trong lĩnh vực này. Với những dự án hiệu quả thì vẫn cung cấp vốn để hiệu quả cho nền kinh tế", ông Khái nói.

Theo PV/Vnmedia

Link nguồn: https://vnmedia.vn/kinh-te/202206/dong-von-vao-bat-dong-sanda-nong-toi-muc-phai-siet-lai-hay-chua-dda14db/

Từ khóa: Bất động sản
Tin bất động sản ngày 13/5: 5 khu vực tại Tây Nguyên sẽ bị cấm phân lô bán nền

Tin bất động sản ngày 13/5: 5 khu vực tại Tây Nguyên sẽ bị cấm phân lô bán nền

Bình Định phát triển hàng loạt cụm công nghiệp mới; Đạt Phương sẽ đầu tư khách sạn 5 sao tại thành phố Hội An; Realty Holdings mua đứt hai dự án bất động sản của Phát Đạt… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản tuần qua: Gần 9.000 căn hộ tái định cư tại TP HCM đang bỏ trống

Tin bất động sản tuần qua: Gần 9.000 căn hộ tái định cư tại TP HCM đang bỏ trống

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sắp có thêm 4 công viên; Thanh Hóa tìm nhà đầu tư dự án khu dân cư mới hơn 800 tỷ đồng; Lâm Đồng xử lý vi phạm đất đai cho Tea Resort Bảo Lộc thuê; Long An tìm chủ đầu tư cho 2 dự án nhà ở xã hội gần 7.645 tỷ… là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Căn hộ 1 phòng ngủ ở Hà Nội có giá thuê đắt đỏ thuộc Top 10 thành phố châu Á

Căn hộ 1 phòng ngủ ở Hà Nội có giá thuê đắt đỏ thuộc Top 10 thành phố châu Á

Theo xếp hạng của Global Property Guide, với mức giá thuê trung bình 688 USD/tháng (tương đương 17,5 triệu đồng), Hà Nội là một trong 10 thành phố có giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ đắt đỏ nhất châu Á.
Tin bất động sản ngày 11/5: 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán trong quý I

Tin bất động sản ngày 11/5: 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán trong quý I

Hà Nam sắp có thêm khu nhà ở công nhân và nhà xã hội gần 900 tỷ đồng; Danh Khôi Holdings bị xử phạt vì tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Quảng Bình tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới hơn 205.000 m2… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Hà Nội yêu cầu xem xét đề xuất cấp sổ đỏ cho dân Khu đô thị Thanh Hà

Hà Nội yêu cầu xem xét đề xuất cấp sổ đỏ cho dân Khu đô thị Thanh Hà

Mới đây, TP Hà Nội yêu cầu giải quyết xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng tại các Khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B. Trên cơ sở đó, xem xét đề xuất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các hộ dân.
Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Bất động sản Biz