Việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường...
Tại hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 21/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã thay mặt Ban cán sự Đảng UBND Thành phố trình bày Tờ trình đề nghị xem xét, thông qua chủ trương Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đảm bảo định hướng “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”; kế thừa các định hướng cơ bản của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, đảm bảo phù hợp với nghiên cứu định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Về một số yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, việc điều chỉnh dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, hài hòa với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia;
Xem xét điều chỉnh dự báo dân số phù hợp với thực tế, điều chỉnh phương án phân bổ dân số tại các khu vực, tỷ lệ đất đô thị - nông thôn, làm cơ sở định hướng giải pháp không gian và hạ tầng đô thị.
Nghiên cứu điều chỉnh định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật của Thành phố, trong đó, nghiên cứu giải pháp quy hoạch phát triển các khu vực cụ thể như: Trục không gian sông Hồng, không gian phát triển đô thị hai bên Vành đai 4, mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô, mô hình phát triển TOD tại các khu vực đầu mối giao thông công cộng, phương án bố trí sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô Hà Nội;
Điều chỉnh các giải pháp quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật gắn với lộ trình triển khai thực hiện theo từng giai đoạn. Nghiên cứu mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối tổng thể với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu các tuyến đường trục chính, cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và các tuyến sông chính khác.
Tờ trình về điều chỉnh tổng thể quy hoạch Hà Nội cũng đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường, nghiên cứu phương án bộ trí hệ thống bến, bãi đỗ xe công cộng tập trung tại các khu vực đô thị, khu vực chức năng và các biện pháp quản lý phương tiện giao thông thông minh, bổ sung hoàn thiện các thiết chế hạ tầng còn thiếu như: nguồn nước dự trữ, xử lý nước thải, rác thải, khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nhà tang lễ, nghĩa trang…
Tại hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 21/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã thay mặt Ban cán sự Đảng UBND Thành phố trình bày Tờ trình đề nghị xem xét, thông qua chủ trương Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đảm bảo định hướng “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”; kế thừa các định hướng cơ bản của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, đảm bảo phù hợp với nghiên cứu định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, từng bước nâng cao chất lượng đô thị và nông thôn; đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, phát huy giá trị di sản; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thống nhất với định hướng Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và các mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội; thống nhất nghiên cứu định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ phát huy hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; tập trung ưu tiên các dự án hạ tầng giao thông và hạ tầng số theo các chiến lược, mô hình phát triển kinh tế Thủ đô và của vùng Thủ đô; cân đối quy mô phát triển dân số; hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn phát huy giá trị làng cổ, làng nghề; đảm bảo an ninh quốc phòng; phát triển đô thị, nông thôn giàu bản sắc văn hóa, thân thiện môi trường, ổn định bền vững.
Về một số yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, việc điều chỉnh dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, hài hòa với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia.
Dự báo phát triển dân số, lao động, phát triển kinh tế - xã hội và phân bố dân cư cho các khu vực làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp quy hoạch về sử dụng đất, không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội. Trong đó, xem xét điều chỉnh dự báo dân số phù hợp với thực tế, điều chỉnh phương án phân bổ dân số tại các khu vực, tỷ lệ đất đô thị - nông thôn, làm cơ sở định hướng giải pháp không gian và hạ tầng đô thị.
Nghiên cứu điều chỉnh định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật của Thành phố phù hợp với tầm nhìn và thích ứng linh hoạt với các biến động kinh tế - xã hội, gắn với kiểm soát dân số, đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho khu vực đô thị trung tâm.
Trong đó, nghiên cứu giải pháp quy hoạch phát triển các khu vực cụ thể như: Trục không gian sông Hồng, không gian phát triển đô thị hai bên Vành đai 4, mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô, mô hình phát triển TOD tại các khu vực đầu mối giao thông công cộng, phương án bố trí sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô Hà Nội.
Điều chỉnh các giải pháp quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật gắn với lộ trình triển khai thực hiện theo từng giai đoạn. Nghiên cứu mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối tổng thể với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu các tuyến đường trục chính, cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và các tuyến sông chính khác.
Đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường, nghiên cứu phương án bộ trí hệ thống bến, bãi đỗ xe công cộng tập trung tại các khu vực đô thị, khu vực chức năng và các biện pháp quản lý phương tiện giao thông thông minh, bổ sung hoàn thiện các thiết chế hạ tầng còn thiếu như: nguồn nước dự trữ, xử lý nước thải, rác thải, khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nhà tang lễ, nghĩa trang…
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cũng cho hay, hồ sơ sản phẩm là Hồ sơ đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành; bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn Thành phố và tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích mối quan hệ vùng, đánh giá môi trường chiến lược và các nội dung khác.
https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202211/dieu-chinh-tong-the-quy-hoach-ha-noi-se-thay-doi-nhu-the-nao-1b9113e/?fbclid=IwAR0my-xTj4aRICWnIf9-BcqvsJEEEVcumteYf4t9IsGImx4o7ixbipZpTlECopy link
Mới đây UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu không cho phép các nhà đầu tư vi phạm nghiêm trọng trong đầu tư, quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo mới công bố về Chỉ số Giá Bất động sản của Savills (SPPI) quý III, Chỉ số Giá Bất động sản Nhà ở và Văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM đều có xu hướng gia tăng.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 289/KH-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, kinh doanh dịch vụ văn hóa tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
UBND huyện Hoài Đức phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố và bàn giao chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6, tỷ lệ 1/500 (đoạn qua khu vực xã Song Phương, huyện Hoài Đức, liên quan đến đê sông Đáy).
Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350km h.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Sáng 21/11, do Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP Hà Nội toàn thành phố hiện có gần 200 toà chung cư tái định cư, với khoảng 18 ngàn căn hộ do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bàn giao, đưa vào sử dụng.
Linh Đàm là một trong hai khu đô thị được Bộ Xây dựng công nhận là Khu đô thị kiểu mẫu vào năm 2009. Tuy nhiên, đến nay, khu đô thị kiểu mẫu đã bị phá nát bởi các tòa nhà cao tầng được xây thêm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất...
Với mục tiêu phản biện chính sách, mong muốn xây dựng một TP Hà Nội trước hết là phải an toàn cho cư dân; sau mới hướng tới hiện đại, văn minh, văn hiến…, PetroTimes mở loạt bài: “Ai đã "băm nát" quy hoạch Hà Nội?".
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân golf, dịch vụ Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/500.