Bất động sản Biz

Đề nghị phong toả tài khoản, xử lý nghiêm việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC

Thứ ba, 11/01/2022 | 19:48 Theo dõi BĐS Biz trên

 "Cần phong tỏa ngay tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết. Cơ quan quản lý buộc ông Quyết phải mua ngay lại toàn bộ 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà ông này đã bán trong phiên giao dịch hôm 10/1", ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI kiến nghị.

Như đã đưa tin trước đó, chiều ngày 10/1 (17 giờ 45 phút), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/1 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC, niêm yết tại HOSE) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, gây ảnh hưởng đến thị trường và thiệt hại đến nhà đầu tư.

UBCKNN cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

Ngay sáng nay, ông Trịnh Văn Quyết có văn bản giải trình về việc bán “chui” gần 75 triệu cổ phiếu FLC là do sơ suất của bộ phận giúp việc.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (Vafi), đề nghị cơ quan quản lý cần phong toả ngay tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết, không để ông này thu lợi bất chính (nếu có). Nếu xem xét có dấu hiệu trục lợi thì phải xử lý nghiêm, thậm chí là hình sự theo luật định.

 Đề nghị phong toả tài khoản, xử lý nghiêm việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC

Cơ quan quản lý cũng buộc ông Quyết phải mua ngay lại toàn bộ 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà ông này đã bán trong phiên giao dịch hôm 10/1. Trường hợp ông Quyết không chấp hành, không tự đặt mua toàn bộ số cổ phiếu này, công ty chứng khoán nơi ông Quyết mở tài khoản sẽ phải thực hiện lệnh mua.

Toàn bộ số tiền chênh lệch mà ông Quyết có được sau khi giao dịch số lượng cổ phiếu nói trên sẽ được tịch thu để sung vào ngân sách nhà nước. Vì đây là số tiền thu lợi bất chính.

 "Trước mắt, Ủy ban Chứng khoán phải thực hiện những giải pháp xử lý khẩn cấp này để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau đó, cơ quan quản lý tính đến các bước xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí cả hình sự đối với ông Quyết vì hành vi bán chui cổ phiếu FLC" - ông Hải kiến nghị.

Theo ông Hải, vào năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết đã từng "đánh úp" nhà đầu tư khi thông báo mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC nhưng sau đó lại bán ra 57 triệu cổ phiếu FLC khiến các nhà đầu tư nắm cổ phiếu FLC thiệt hại rất nặng. Thế nhưng sau đó, ông Quyết chỉ bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hành chính... chỉ 65 triệu đồng.

Do đó, ông Hải cho biết Vafi sẽ đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính đề nghị xử phạt nặng hơn đối với ông Trịnh Văn Quyết. Vì hành động của ông Quyết khiến hàng trăm nhà đầu tư thua lỗ, gây bất bình và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Hành vi này đe doạ sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, theo luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, việc chủ tịch Tập đoàn FLC thực hiện giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu nhưng không thực hiện công bố thông tin sai phạm đã rất rõ ràng.

Theo quy định tại nghị định 156 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính tối đa 1,5 tỉ đồng, đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.

Quan trọng hơn, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, cá nhân vi phạm phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. 

Cá nhân vi phạm cũng phải nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái luật có được do thực hiện hành vi vi phạm, luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Theo Minh Châu/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/de-nghi-phong-toa-tai-khoan-xu-ly-nghiem-viec-ong-trinh-van-quyet-ban-chui-gan-75-trieu-co-phieu-flc-d125500.html

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz