Bất động sản Biz

Dấu hỏi về biến động con số nợ tiềm ẩn và khoản phải thu tại TPBank

Thứ bảy, 23/10/2021 | 17:20 Theo dõi BĐS Biz trên
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) báo lãi 9 tháng đầu năm 2021 tăng 45%. Đáng chú ý, khoản phải thu tại TPBank bất ngờ ghi nhận hơn 16.000 tỷ đồng nhưng không có thuyết minh chi tiết và nợ tiềm ẩn cũng tăng đáng kể.

9 tháng đầu năm 2021, kết quả kinh doanh của TPBank hầu hết đều cho kết quả kinh doanh khả quan hơn so với cùng kỳ 2021.

Cụ thể, nguồn thu chính mang về gần 7.136 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 31% so với cùng kỳ 2020. Đặc biệt, các nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng mạnh như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 83% lên hơn 1.052 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư lãi gần 1.463 tỷ đồng, tăng 152%. Trái lại, kinh doanh ngoại hối tại TPBank lại giảm 21% xuống còn hơn 112 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác cũng giảm mạnh 61% xuống còn gần 143 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, TPBank tăng 99% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ, trích gần 2.349 tỷ đồng. Kết quả, TPBank báo lãi trước và sau thuế tăng 45%, đạt 4.394 tỷ đồng và 3.515 tỷ đồng. Với mục tiêu đạt 5.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2021, TPBank đã thực hiện được gần 80% sau 9 tháng đầu năm.

Đáng lưu ý, tại thời điểm 30/9/2021 quy mô các tài sản 'có khác' của TPBank tăng mạnh so với đầu năm lên mức 20.885 tỷ đồng, tương đương tăng 46%.

Trong đó, khoản phải thu khác tăng 56% lên hơn 16.947 tỷ đồng gồm: các khoản phải thu bên ngoài bất ngờ tăng 54% lên gần 16.677 tỷ đồng; khoản phải thu nội bộ cũng tăng gấp 4,6 lần so với đầu năm. Tuy nhiên, phía TPBank không thuyết minh cụ thể về khoản phải thu này trong báo cáo tài chính. Ngoài khoản phải thu trên, các khoản lãi và phí phải thu tại TPBank tăng 25% lên hơn 2.098 tỷ đồng, khoản mục này cũng không được thuyết minh chi tiết.

Để dự phòng rủi ro cho các tài sản, TPBank đã trích lập 2,6 tỷ đồng cho các tài sản này.

Do khoản phải thu khác tăng 56% lên hơn 16.947 tỷ đồng, tỷ trọng các tài sản Có khác đã chiếm 8% tổng tài sản của TPBank tính đến cuối quý 3/2021(260.327 tỷ đồng). So với các ngân hàng khác có quy mô tài sản tương đương với TPBank như VIB, Eximbank,...tỷ trọng các tài sản này chỉ chiếm từ 3% đến 6%.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021.

Cũng theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, tổng tài sản của TPBank tăng đến 26% so với đầu năm, lên mức 260.327 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 27% (11.574 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác gấp 3 lần (27.187 tỷ đồng), cho vay TCTD khác gấp 2,7 lần (10.929 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 11% (133.002 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn huy động, tiền gửi khách hàng tăng 13% so với đầu năm (131.508 tỷ đồng), tiền gửi của các TCTD khác gấp 2,3 lần (44.154 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 15% (31.528 tỷ đồng).

Nợ tiềm ẩn, nợ cần chú ý tại TPBank đang lớn dần

Tính đến ngày 30/09/2021, tổng nợ xấu TPBank giảm nhẹ 3% so với đầu năm, còn 1.378 tỷ đồng. Có sự dịch chuyển từ nợ có khả năng mất vốn sang nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 10% lên hơn 729 tỷ đồng) và nợ nghi ngờ (tăng 5% lên hơn 346 tỷ đồng). Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1,18% đầu năm xuống còn 1,04%.

Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vậy nếu tính cả những phần nợ “tiềm ẩn” chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank sẽ thay đổi thế nào, nếu được ghi nhận vào nội bảng thì những phần nợ này sẽ ảnh hưởng ra sao đến kết quả kinh doanh của nhà băng.

Cụ thể, tính đến 30/9/2021 các khoản nợ tiềm ẩn nằm ngoài bảng cân đối kế toán tại TPBank tăng 36% so với đầu năm, lên gần 27.099 tỷ đồng. Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C tăng 51%, bảo lãnh vay vốn tăng 3% và bảo lãnh khác tăng 34%. Do đó, nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng của TPBank chiếm 20%.

Các khoản nợ này được phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng... Dù nằm ở ngoại bảng và chưa được coi là nợ xấu, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp khó khăn sẽ có thể trở thành các khoản nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đáng chú ý, nợ cần chú ý tại TPBank trong 9 tháng qua tăng mạnh 110% so với đầu năm, lên hơn 3.402 tỷ đồng. Việc nợ dưới tiêu chuẩn và nợ cần chú ý của TPBank tăng lên có thể xuất phát từ việc các khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã bắt đầu tăng.

Theo Hà Phương - Huy Tùng/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/dau-hoi-ve-bien-dong-con-so-no-tiem-an-va-khoan-phai-thu-tai-tpbank-630380.html

Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền. Đồng thời, doanh nghiệp cho biết đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này, thời gian dự kiến thanh toán vào tháng 7.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao cấp, đại dự án tại Cần Giờ dự kiến phục vụ khoảng 31.000 cư dân và khách du lịch. 
Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Hòa vào không khí sôi động của mùa hè, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Đi giữa hè rực rỡ” dành riêng cho khách hàng sử dụng ứng dụng Sacombank Pay kéo dài đến hết ngày 14/9/2025....
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Trong quý I/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) tiếp tục cập nhật tình hình tài chính và gửi các văn bản giải trình đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tập trung tìm giải pháp phù hợp nhằm ổn định hoạt động và bảo đảm quyền lợi cổ đông.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR đang nắm giữ.
Bất động sản Biz