Chiều 17/8, Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Trình bày báo cáo công tác triển khai, kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội năm 2015 đến hết năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, mục đích của giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận về đối tượng nội dung giám sát, phạm vi giám sát; nội dung báo cáo của Đoàn giám sát và yêu cầu cơ quan thuộc đối tượng giám sát, cơ quan có liên quan như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về kế hoạch và dự kiến tiến độ triển khai giám sát có đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp, khả thi, không làm ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn của các bộ, ngành, địa phương; Về cách thức tổ chức giám sát, lựa chọn địa phương tổ chức giám sát trực tiếp đảm bảo không trùng lắp về địa phương tổ chức giám sát trực tiếp với các Đoàn giám sát chuyên đề khác của Quốc hội trong năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận Đoàn giám sát đã xây dựng đề cương báo cáo giám sát một cách công phu, bao quát hết các nội dung trọng tâm. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, khi lựa chọn chuyên đề giám sát thì đây là chuyên đề có tỉ lệ chọn cao nhất cho thấy mức độ quan tâm của Quốc hội cũng như của cử tri và Nhân dân cả nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay đang xem xét để thông qua 2 dự án luật có liên quan trực tiếp là Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), gắn liền với đó là Luật Đất đai (sửa đổi). Do đó trách nhiệm đối với cuộc giám sát này rất lớn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý rút kinh nghiệm từ các cuộc giám sát trước đây khi quá thiên về diện mà ít chú ý đến trọng tâm, trọng điểm hoặc xác định trọng tâm, trọng điểm chưa rõ.
“Nếu không xác định sớm từ đầu thì sẽ “bơi” trong một “rừng số liệu” trong khi thời gian chỉ có hạn. Đây là yêu cầu bắt buộc để các Đoàn giám sát, các Tổ công tác phải trả lời được, đồng thời phải gắn vào những khó khăn, vướng mắc hiện nay của thị trường nhà ở và vấn đề bất động sản, liên quan đến cả đất đai để tìm câu trả lời.” – Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp về các dự án luật này.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần nói rõ thêm bối cảnh giám sát chuyên đề lần này có những thuận lợi, có những khó khăn, có những giới hạn. Nhất là trong bối cảnh đang sửa Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, kết quả của giám sát này vừa đóng góp vào việc hoàn thiện các luật đồng thời cũng có những kiến nghị khác, đưa vào luật khác về sau.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội có gắn bó, chuyển đổi với nhau và nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh có sự liên kết, do đó, cần có cách thể hiện để thấy rõ được mối liên hệ này.
Thông tin bất động sản (BĐS) rõ ràng, trực quan, giá cả minh bạch, quy trình giao dịch nhanh chóng, an toàn, giúp khách hàng tiết kiệm cả thời gian, công sức và chi phí - giải pháp Proptech như Vinhomes Market đang mở hướng đi mới cho việc thực hiện mua bán nhà trực tuyến.
Dự báo cho quý cuối năm 2024, thị trường Hà Nội sẽ đón thêm 10.000 căn hộ mới, nâng tổng nguồn cung căn hộ chung cư mở bán trong cả năm lên gần 30.000 căn là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, giá chung cư tại Hà Nội không vì vậy mà hạ nhiệt, giá bán trung bình đạt 64 triệu đồng m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì).
Yêu cầu triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội; Đồng Nai đấu giá 56 ha đất quy hoạch cụm công nghiệp; Thanh Hóa yêu cầu kiểm soát việc tăng giá bất động sản; Tập đoàn Keppel đang sở hữu nhiều bất động sản đắt giá tại Việt Nam... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Trong báo cáo thị trường căn hộ quý III 2024 vừa công bố, đơn vị nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam cho biết, giá chung cư mới tại Hà Nội đạt 69 triệu đồng m2, tăng 6% theo quý và 28% theo năm. Dự án sơ cấp tăng cao cũng kéo giá bán chung cư cũ tăng với mức 10% theo quý và 41% theo năm, lên 51 triệu đồng m2.
Thời gian qua, giá căn hộ chung cư tại nhiều quận, huyện ở TP Hà Nội vẫn tiếp tục tăng. Không ít nhà đầu tư kỳ vọng phân khúc căn hộ cho thuê có thể trở lại thời ăn lãi kép. Điều này có thực tế?
Giá sắt thép tăng vọt gần 11% sau khi ba thành phố lớn nhất Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về mua nhà, thúc đẩy triển vọng nhu cầu tại quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Theo dữ liệu Savills mới công bố cho thấy, lợi thế của nhà ga metro đã khiến cho giá bất động sản xung quanh tăng cao hơn 5%-15% so với mức tăng giá chung. Đây cũng là một trong những yếu tốc kích hoạt thị trường bất động sản trong tâm bão sốt giá .