Ngày 30/12, trả lời câu hỏi về việc một số doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Novaland, lên tiếng cầu cứu về khó khăn trong dòng tiền và pháp lý thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng doanh nghiệp cần xem xét lại chính trách nhiệm của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Novaland cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong cùng một thời điểm vừa trả nợ ngân hàng, vừa đáo hạn trái phiếu nên gặp khó. Doanh nghiệp phải bỏ bớt dự án chưa triển khai, tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành dự án sớm, để bán thành công và tạo ra dòng tiền thực hiện các dự án tiếp theo.
Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn /Ảnh minh họa
"Tổ công tác đã nhiều lần đề nghị các doanh nghiệp rà soát và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản. Thậm chí phải bán bớt dự án chưa triển khai, tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành dự án sớm, để bán thành công và tạo ra dòng tiền thực hiện các dự án tiếp theo", ông Sinh cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng, khi thị trường tốt thì doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án, thậm chí là không cân bằng nguồn lực với các dự án đang triển khai. Có thời điểm doanh nghiệp triển khai quá nhiều dự án mà không kiểm soát tài chính nên xảy ra khó khăn về tài chính ở thời điểm nhất định. Về lâu dài khi triển khai thực hiện dự án, các doanh nghiệp phải dùng vốn vay dự án nào thực hiện dự án đó, tránh vay dự án này thực hiện dự án khác làm mất cân bằng tài chính.
Trước đó, nói về đề xuất giải cứu của Novaland, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng nhận định: "Novaland có nhiều dự án, tổ công tác đang phân loại dự án, xem các vướng mắc dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành, địa phương nào thì chuyển cho bộ, ngành, địa phương đó trực tiếp giải quyết. Tổ công tác đang tập trung giải quyết những vướng mắc thủ tục pháp lý các dự án do Novaland đầu tư".
Trước đó, trong đơn kiến nghị khẩn cấp gửi tới Thủ tướng để xin cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn pháp lý dự án và thanh khoản, Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Tập đoàn Novaland) cho biết, những biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới trong năm 2022, hậu quả của dịch bệnh, biến động kinh tế trong nước, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng đã gây rủi ro hệ thống không thể chống đỡ đối với doanh nghiệp Việt, kể cả doanh nghiệp đầu ngành.
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.