Bất động sản Biz

Bỏ quy định buộc dự án nhà thương mại phải dành 20% đất xây nhà ở xã hội

Thứ hai, 18/09/2023 | 14:46 Theo dõi BĐS Biz trên

Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội đã quy định theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo văn bản số 907/BDN ngày 01/8/2023.

Theo đó, tại văn bản trên, cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị, khoản 4, Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó quy định “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5 ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

Căn cứ quy định này, khi lập quy hoạch chi tiết một số dự án trên địa bàn, địa phương phải bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân khu vực thành phố (thuộc tỉnh) còn thấp, một bộ phận người dân không có điều kiện để mua hoặc thuê nhà ở xã hội dẫn đến lãng phí đất đai, khó khăn trong công tác quản lý quỹ đất đã bố trí để xây dựng nhà ở xã hội.

Vì vậy, đề nghị nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi nội dung tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 theo hướng linh hoạt trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Trước kiến nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, đơn vị này đã nghiên cứu, đánh giá một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, nhằm khắc phục một số tồn tại, bất cập của quy định này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì để khắc phục triệt để những vướng mắc, bất cập nêu trên còn cần phải sửa đổi Luật Nhà ở (thuộc thẩm quyền của Quốc hội).

Hiện nay, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Theo đó, tại Điều 80 dự thảo Luật quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội đã quy định theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng; bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Cụ thể: Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

Liên quan đến vấn đề này, trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã thông báo lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết về thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Tại văn bản trên, Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở 2014: “Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.”

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, việc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ 20%) chưa phù hợp với thực tiễn.

Cụ thể, quy định nêu trên dẫn đến việc hầu hết các địa phương chỉ quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; hầu như không bố trí các quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội.

Hơn nữa, việc yêu cầu tất cả các dự án phải dành quỹ đất nhà ở xã hội mà không căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương (trong đó xác định nhu cầu và mục tiêu phát triển các loại hình nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị; điều kiện kinh tế - địa lý của từng vùng, miền, địa phương... có thể dẫn đến tình trạng quỹ đất này không được đưa vào đầu tư, gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí nguồn lực đất đai và làm tăng giá nhà ở.

Mặt khác, một số dự án có tính chất đặc thù về kiến trúc cảnh quan, địa hình phức tạp (đồi núi, ven biển); các dự án nhà ở thương mại cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng... nếu bố trí nhà ở xã hội trong dự án không những có thể phá vỡ quy hoạch, kiến trúc và không đạt được mục tiêu đầu tư của dự án.

Theo Bộ Xây dựng, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất nhỏ (ví dụ dưới 2ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I), việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (đất 20%) là không khả thi do không đủ diện tích tối thiểu để đầu tư được 1 khối nhà ở xã hội độc lập đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc, cảnh quan chung của dự án…

Quỹ đất này cũng không khả thi nếu chuyển thành loại hình nhà ở xã hội dạng thấp tầng do các đô thị loại đặc biệt, loại I không khuyến khích loại hình nhà ở này để tiết kiệm quỹ đất. Đồng thời, nếu phát triển loại hình nhà ở xã hội liền kề này trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị (thường ở các vị trí “đất vàng”) có thể tiềm ẩn các tiêu cực, không công bằng.

Ngoài ra, trường hợp người thu nhập thấp vào ở trong các căn hộ nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại cao cấp, siêu cao cấp thì chỉ tính riêng chi phí quản lý vận hành tòa nhà cũng như các dịch vụ thiết yếu khác trong các dự án này cũng là không phù hợp với thu nhập của họ….

Tuấn Minh

Theo vnmedia.vn Copy
Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng vừa thông báo việc lựa chọn tổ chức đấu giá 123 lô đất ở, dự định sẽ thu về hơn 700 tỷ đồng.
Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp.... tuy nhiên thiếu sân chơi cho trẻ em đây đang là tình trạng phổ biến của Hà Nội.
Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Tại Hà Nội, sân chơi và không gian sinh hoạt công cộng cho trẻ em trong các khu chung cư cao tầng đang ngày càng bị thu hẹp.
Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Theo mô hình nghiên cứu của Savills, hiện nay căn hộ dưới 3 tỷ VNĐ được xem là phân khúc bình dân. Các chuyên gia phân tích khả năng chi trả sẽ là thách thức lớn cho thị trường khi phân khúc này chỉ chiếm chưa đầy 5% nguồn cung căn hộ 3 năm tới.
Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận nguồn cung mới chất lượng cao ở ngoài trung tâm TP HCM, thúc đẩy sự phát triển cân bằng và bền vững của thị trường.
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Nhu cầu văn phòng khu vực trung tâm Hà Nội tăng cao; Sẽ phê duyệt 2 dự án giao thông trong tháng 7/2024;Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh, trung bình 63 triệu đồng/m2; Hòa Bình chuyển hơn 32ha đất lúa tại huyện Lương Sơn sang làm khu công nghiệp… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Ở phân khúc căn hộ bình dân, mỗi m2 năm 2015 có giá 25 - 35 triệu đồng thì đến năm 2023 đã tăng lên 40 - 60 triệu đồng.
Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, gần 11.000 căn hộ chung cư được bán, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản Biz