Bất động sản Biz

BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu

Thứ bảy, 26/10/2024 | 20:12 Theo dõi BĐS Biz trên

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xếp vị trí thứ 2 trong 6 ngân hàng thuộc top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024, theo bình chọn của Vietnam Report. Thành tích này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam mà còn minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

Khẳng định vị trí dẫn đầu

BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú
 

Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, nhưng tại một sự kiện mới đây, đại diện BIDV cho biết, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng tín dụng trong quý III năm nay đạt 11.700 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ nhưng giảm 9,6% so với quý liền trước. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng tín dụng dự kiến đạt 36.100 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng quý III đạt 10%; cho vay bán lẻ chiếm 44% tổng dư nợ. Nhà băng này cho biết chất lượng tài sản dự kiến ổn định trong quý IV, với tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%.

Trước đó, số liệu quý II cho thấy, tính đến hết quý II/2024, BIDV đạt được kết quả kinh doanh tích cực, thể hiện trên nhiều phương diện:

Tổng tài sản hợp nhất cuối Quý II đạt trên 2,52 triệu tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thị trường.

Huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 30/6/2024, huy động vốn từ tổ chức và dân cư đạt trên 2,01 triệu tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng tốt ở phân khúc bán lẻ, góp phần gia tăng tính ổn định của nền vốn.

Hoạt động tín dụng ghi nhận mức tăng khá so với bình quân ngành ngân hàng, dư nợ tín dụng tăng 5,9% so với đầu năm, trong đó lượng vốn cung ứng ra thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 105 nghìn tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt ở nhóm khách hàng cá nhân (9,1%) và khách hàng doanh nghiệp nước ngoài (8,5%).

Chất lượng tín dụng được kiểm soát trong giới hạn, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN thời điểm 30/6/2024 kiểm soát theo định hướng (≤1,4%). BIDV thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

Hiệu quả kinh doanh 6 tháng ghi nhận kết quả tích cực: Chênh lệch thu chi hợp nhất đạt 25.295 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 15.549 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Trong chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông 2024, Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Phan Đức Tú đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa cơ cấu khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Thực tế, BIDV đã phân bổ tỷ lệ khách hàng hợp lý giữa ba nhóm chính: doanh nghiệp lớn và FDI (33%), doanh nghiệp nhỏ và vừa (23%), và khách hàng cá nhân (43%). Đây là sự sắp xếp có chủ đích, cho thấy BIDV không chỉ nhận thức rõ vai trò quan trọng của từng nhóm khách hàng mà còn nỗ lực duy trì sự cân bằng để phục vụ đa dạng nhu cầu kinh tế.

Điều này còn cho thấy BIDV chú trọng đến yếu tố rủi ro và tính ổn định. Việc duy trì tỷ lệ khách hàng như vậy giúp ngân hàng có thể ứng phó tốt hơn với những biến động trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó phân tán rủi ro và tạo nền tảng tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, với từng nhóm khách hàng, BIDV thiết lập chiến lược chuyên biệt, đảm bảo kiểm soát dòng tiền và rủi ro, giúp ngân hàng duy trì sự ổn định và phát triển. Đây là một hướng đi chắc chắn trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức và biến động, cho thấy BIDV không ngừng điều chỉnh chính sách để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đồng thời gia tăng giá trị cho cổ đông.

BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu

Tiên phong trong lĩnh vực tài chính bền vững

Ngoài những thành tích nổi bật về kinh doanh, BIDV còn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình thông qua việc tiên phong trong lĩnh vực tài chính bền vững. Bằng việc tập trung vào các hoạt động "Ngân hàng xanh", BIDV đã tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và khẳng định vị thế tiên phong trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) đối với mọi lĩnh vực kinh tế, BIDV đang xây dựng chiến lược tổng thể và triển khai chương trình hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu chiến lược, đồng thời đóng góp vào mục tiêu quốc gia về phát thải ròng bằng không (net zero).

 

Trong năm 2024, BIDV là ngân hàng đầu tiên công bố Báo cáo phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế với thông điệp "Kiến tạo Tương lai Xanh." Báo cáo nhấn mạnh cam kết của BIDV đối với sự phát triển bền vững qua ba trụ cột chính: Chuyển đổi xanh, Xây dựng xã hội bền vững, và Quản trị minh bạch, hiệu quả. Nhờ những nỗ lực này, BIDV đã được vinh danh trong Top 20 doanh nghiệp dẫn đầu về chỉ số Phát triển bền vững VNSI (Vietnam Sustainability Index) năm 2024, do Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh công bố.

Hướng tới tương lai xanh cho cộng đồng và xã hội, BIDV triển khai những bước đi đột phá để "xanh hóa" toàn diện các hoạt động của ngân hàng.

Cụ thể, ngân hàng đã phát hành thành công Trái phiếu xanh đầu tiên trị giá 101,3 triệu USD, đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA), nhằm tài trợ cho các dự án xanh, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Ngân hàng cũng tiên phong ra mắt sản phẩm Tiền gửi xanh với quy mô huy động đợt đầu tiên năm 2024 là 3.000 tỷ đồng, với các kỳ hạn linh hoạt từ 6 tháng trở lên.

BIDV ký kết hạn mức tín dụng xanh trị giá 100 triệu USD với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo. Đây là khoản tài trợ đầu tiên AFD cấp cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam dưới hình thức vay ưu đãi trực tiếp không qua bảo lãnh Chính phủ và đã được AFD đánh giá là một trong những dự án thành công nhất của mình. BIDV còn kết nối với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) để tiếp tục thu hút nguồn lực xanh hóa hoạt động tín dụng.

BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm.
 

Nói về điểm khác biệt của BIDV trong xu hướng Ngân hàng xanh hiện nay, Tổng Giám đốc BIDV, ông Lê Ngọc Lâm cho biết, BIDV đã triển khai toàn diện và xuyên suốt chiến lược phát triển bền vững, sớm thành lập Ban quản lý dự án Tài chính Bền vững từ tháng 6/2022 nhằm nghiên cứu, tư vấn, tham mưu, xây dựng các chiến lược: (i) Triển khai tài chính bền vững tại BIDV; (ii) Quản lý rủi ro ESG trong hoạt động tín dụng; và (iii) Định hướng BIDV trở thành ngân hàng trung hòa carbon/Net-zero trong hoạt động kinh doanh theo các tiêu chuẩn xanh/bền vững trong nước và quốc tế.

Sau một thời gian hoạt động, BIDV tiếp tục củng cố, kiện toàn mô hình triển khai thực hành ESG bằng việc thành lập Ban Chỉ đạo (do Chủ tịch Hội đồng quản trị là Trưởng ban) và Ban quản lý dự án Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) tổng thể với mục tiêu đưa BIDV trở thành ngân hàng đứng đầu thị trường Việt Nam trong thúc đẩy phát triển xanh và bền vững.

Ông Lê Ngọc Lâm nêu rõ, BIDV đã xác định bốn trụ cột, động lực tạo nên lợi thế khác biệt của BIDV trong hoạt động ngân hàng xanh.

 

Thứ nhất, phấn đấu duy trì quy mô, vị thế dẫn đầu thị trường về tài chính xanh. Cần lưu ý rằng, tài chính xanh sẽ được xét trên cả hai khía cạnh là tài sản (danh mục tín dụng/đầu tư) và nguồn vốn (huy động, phát hành trái phiếu). Chúng tôi đang nỗ lực từng ngày, chủ động nghiên cứu, áp dụng các thông lệ quốc tế, các hướng dẫn của cơ quan quản lý, tranh thủ sự tư vấn hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức nước ngoài,… để nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ, cũng như cập nhật, hoàn thiện các quy định nội bộ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho trụ cột này.

Thứ hai, xác định việc triển khai hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV một cách toàn diện, tổng thể, trên tất cả các hoạt động kinh doanh cốt lõi, không chỉ dừng lại ở yếu tố xanh - môi trường mà chúng tôi còn chú trọng vào yếu tố xã hội và quản trị để đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.

Thứ ba, xây dựng, lan tỏa văn hóa phát triển xanh/bền vững trên toàn hệ thống, kiên định chỉ đạo thông suốt từ HĐQT, Ban Tổng giám đốc đến các đơn vị, từng cá nhân, người lao động. Phát triển đội ngũ nhân sự tinh nhuệ, liên tục cập nhật, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực phát triển xanh/bền vững. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt, là trung tâm kiến thức để triển khai, lan tỏa hoạt động, sáng kiến ngân hàng xanh tại BIDV.

Thứ tư, tập trung số hóa toàn diện cả trong quản trị điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh để giảm thiểu tác động đến môi trường, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

"Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam đang có những thuận lợi to lớn từ sự ủng hộ tạo điều kiện của Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo của NHNN, chúng tôi tin tưởng rằng, với tầm nhìn, định hướng của Ban lãnh đạo, sự quyết tâm, nhất quán của toàn thể cán bộ trong hệ thống BIDV, mô hình, hoạt động ngân hàng xanh của BIDV sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện một cách toàn diện, tổng thể hơn trong thời gian tới. Đây cũng là sự chuyển dịch tất yếu, giúp BIDV tận dụng được những cơ hội, lường đón được những thách thức, thay đổi của thị trường để đưa hoạt động kinh doanh của BIDV tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp vào nỗ lực tăng trưởng xanh/bền vững của đất nước" - Tổng Giám đốc Lê Ngọc Lâm nói.

Với tầm nhìn chiến lược và những hành động thiết thực, BIDV đang tiến từng bước vững chắc trên con đường phát triển bền vững, hướng tới tương lai xanh và tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của cộng đồng và xã hội.

BIDV được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh với nhiều giải thưởng

TOP 1000 Công ty niêm yết lớn nhất thế giới; TOP 10 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á; “Cú đúp” giải thưởng ở hạng mục Tài chính bền vững thuộc hệ thống giải Tripple A Awards của Tạp chí The Asset (Hongkong): Tổ chức phát hành bền vững xuất sắc nhất Việt Nam và Giao dịch trái phiếu xanh xuất sắc nhất Việt Nam; Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (lần thứ 7) do Tạp chí Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh; 05 giải thưởng quốc tế năm 2024 do Tạp chí The Asian Banker trao tặng: 02 giải thưởng về hoạt động bán lẻ (Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam và Dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam năm 2024); 02 giải thưởng cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp (Ngân hàng ứng dụng API và Ngân hàng Mở tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2024) và giải thưởng Ngân hàng triển khai công nghệ cho hệ thống Core Banking tốt nhất Việt Nam; Giải thưởng TOP 10 Sao Khuê 2024 cho Hệ thống Payment Hub - Trung tâm xử lý giao dịch thanh toán tập trung; TOP 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024...

Hồng Minh

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz