Bất động sản Biz

Xử lý hàng trăm dự án “treo” tại Hà Nội: Lãnh đạo thành phố báo cáo những gì?

Chủ nhật, 31/10/2021 | 08:27 Theo dõi BĐS Biz trên

 Cụ thể, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố đã thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư đối với 29 dự án với tổng diện tích là 1844,3 ha đất (trong đó thành phố đã ban hành quyết định thu hồi 09 dự án; 20 dự án có vướng mắc nên thành phố đã có các văn bản chỉ đạo các sở, ngành làm rõ và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật).

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 60 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích 95 ha. Chủ đầu tư phải nộp tiền cho nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn với tổng số tiền là 209,3 tỷ đồng.

">
Nhiều dự án bị "treo" khác trên địa bàn thành phố chưa được Chủ tịch Chu Ngọc Anh đề cập (ảnh minh họa)

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc các dự án bị “treo”, chậm tiến độ bao gồm cả chủ quan và khách quan. Các nguyên nhân khách quan chủ yếu như: cơ chế chính sách của nhà nước liên quan tới lĩnh vực quy hoạch, đất đai, xây dựng còn chồng chéo, không thống nhất; văn bản hướng dẫn ban hành chậm, nhiều thay đổi, nội dung khó triển khai trong điều kiện thực tiễn dẫn đến tình trạng các thủ tục về quy hoạch, đầu tư xây dựng thường kéo dài;

Ngoài ra nguyên nhân quan trọng khác là do thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô; việc thực hiện quy hoạch chung thủ đô phải tạm dừng triển khai các dự án đang triển khai để khớp nối; một số dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc huy động vốn trái phép nên phải chờ cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, giải quyết; …

Đối với nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho rằng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân bị xử lý còn hạn chế; một số chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm đầu tư, quản lý dự án; một số dự án tuy không bị ảnh hưởng bởi quy hoạch chung nhưng thay đổi quy mô xây dựng để phù hợp dự án, phương án kinh doanh mới của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, chủ đầu tư dự án vẫn đề nghị điều chỉnh quy hoạch dự án, điều chỉnh tổng mặt bằng làm cho kéo dài thời gian triển khai.

Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho biết, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ ban hành kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai trong giai đoạn 2021 – 2023.

Theo đó, thành phố sẽ phân công, quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành và UBND cấp huyện trong công tác quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư; công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra; công tác xử lý vi phạm trong việc quản lý dự án đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố;

Liệu nhiều chủ đầu tư chây ì không đưa đất vào sử dụng sẽ bị thành phố xử lý? (ảnh minh họa)

Thành phố tiếp tục chỉ đạo triển khai các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng để gia hạn sử dụng đất 24 tháng (và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn) theo quy định tại Điểm I, Khoản 1, Điều 64, luật Đất đai 2013. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng.

Ngoài ra thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng, làm rõ nguyên nhân khách quan (như dự án phải rà soát quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phân khu được duyệt; phải thực hiện điều chỉnh sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phân khu; khiếu kiện của các hộ dân bị thu hồi đất, cản trở không cho thực hiện dự án mặc dù đã nhận tiền bồi thường; hoàn thiện thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước bị kéo dài dẫn đến chậm đưa đất vào sử dụng …), làm rõ nguyên nhân chủ quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chủ đầu tư chây ì, không chấp hành quyết định xử lý, tiếp tục vi phạm thì thành phố sẽ kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Được biết, ngày 13/8/2021, UBND thành phố đã có văn bản số 2622/UBND-ĐT giao Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, căn cứ nội dung kiến nghị của HĐND thành phố tại Báo cáo số 20/BC-HĐND ngày 28/7/2021 xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2023 việc đôn đốc, kiểm tra, xử lý các dự án sử dụng đất có vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai trên địa bàn thành phố với các nội dung thiết thực, cụ thể, hiệu quả.

Theo Phạm Thiệu/ Kinh tế tập đoàn

Link nguồn: http://kinhtetapdoan.vn/xu-ly-hang-tram-du-an-treo-tai-ha-noi-lanh-dao-thanh-pho-bao-cao-nhung-gi-d11857.html

Tin bất động sản ngày 29/3: Căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng giá từ 16-20%

Tin bất động sản ngày 29/3: Căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng giá từ 16-20%

Nghệ An tìm nhà đầu tư cho dự án nhà ở gần 670 tỷ đồng; Ninh Bình thúc đẩy việc triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; Dự án Phú Đông Sky One chưa đủ điều kiện mở bán… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Lào Cai bổ sung khu công nghiệp 1.000 ha vào quy hoạch; Đề nghị tập trung giải quyết kiến nghị về các dự án của Công ty Bách Đạt An; Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch Khu đô thị Mỹ Sơn hơn 1.000 tỷ đồng...
Nhà ở xã hội 'ế' vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Nhà ở xã hội "ế" vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết, trong giai đoạn thực thi Luật Nhà ở 2014, một số chủ đầu tư đã chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khá xa trung tâm của tỉnh, thành phố, không có đủ dịch vụ, tiện ích...
Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai số 31 2024 QH15 quy định xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 135).
Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Nghệ An tìm chủ đầu tư cho Dự án Khu đô thị gần 6.300 tỷ đồng; Loạt dự án chung cư Hà Nội tăng 20% giá trong 2 tháng đầu năm;Bình Định sắp có thêm khu công nghiệp rộng hơn 450 ha…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Bất động sản Biz