Thị trường bất động sản xôn xao thông tin dự án “triệu đô” Saigon One Tower đang rục rịch tái khởi động khi công trình mở cửa trở lại với sự xuất hiện của các công nhân trong công trường. Cùng với đó, một tên tuổi mới là CTCP Đầu tư và Phát triển Viva Land xuất hiện với vai trò là đơn vị quản lý và phát triển dự án.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản xôn xao thông tin dự án Saigon One Tower nằm trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP HCM) đang rục rịch tái khởi động khi công trình mở cửa trở lại với sự xuất hiện của các công nhân trong công trường, chuẩn bị cho việc thi công trở lại…
Những động thái này khiến nhiều người kỳ vọng dự án Saigon One Tower sẽ được “hồi sinh” và trở thành một công trình điểm nhấn ở trung tâm TPHCM sau hàng chục năm nằm bất động và từng bị “điểm tên” là một trong những công trình làm xấu bộ mặt thành phố.
Dự án Saigon One Tower do CTCP Sài Gòn One Tower làm chủ đầu tư còn được gọi là toà cao ốc triệu đô, có mặt tiền nằm trên đường Tôn Đức Thắng và "view" nhìn thẳng ra sông Sài Gòn, vị trí được đánh giá là khá đắc địa. Dự án có khuôn viên hơn 6.672 m2, mật độ xây dựng 46% với quy mô 41 tầng nổi, 5 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật, tổng vốn đầu tư 256 triệu USD (tương đương 5.000 tỷ đồng).
Theo thiết kế, công trình cao 185 m, gồm khu căn hộ 180 căn và khu văn phòng. Khởi công xây dựng từ năm 2007, dự án được kỳ vọng tạo tiếng vang và trở thành một trong những tòa cao ốc biểu tượng tại Sài Gòn. Theo dự kiến ban đầu, đây sẽ là tòa nhà cao thứ 3 tại TP.HCM khi hoàn thành vào năm 2009 – cao trên 195 m và được hy vọng trở thành một trong những biểu tượng của TPHCM
Đến năm 2011, dù chỉ mới xây dựng xong phần thô, dự án bất ngờ bị ngừng thi công. Ước tính 80% khối lượng công việc đã được hoàn thành, kính bao tòa nhà cũng đã ốp gần hết. Trong khoảng thời gian dài bất động, dự án từng bị Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong gọi tên vì đang làm xấu bộ mặt thành phố do thi công dở dang, “đắp chiếu” hàng chục năm.
Đầu năm 2017, thị trường xôn xao bởi thông tin tòa tháp sẽ được các nhà đầu tư ngoại rót thêm vốn để hoàn thiện. Cụ thể chủ đầu tư mới theo tiết lộ là CTCP Phát triển Bất động sản Alpha Kingvới kỳ vọng sẽ “hồi sinh” dự án trong năm 2018.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) bất ngờ công bố việc đã thu giữ tòa nhà để xử lý và thu hồi nợ của CTCP Sài Gòn One Tower từ hồi tháng 5/2017 nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện.
Cụ thể, Saigon One Towerđược thế chấp cho khoản vay tín dụng tính cả gốc và lãi đến năm 2017 lên đến hơn 7.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Hàng hải và Ngân hàng Đông Á, trở thành khoản nợ xấu, thuộc một vụ án hình sự, đã được VAMC thu giữ năm 2017.
Sau đó, tòa nhà được bán đấu giá với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng nhưng không có nhà đầu tư tham gia. Sau đó, một số doanh nghiệp địa ốc cũng từng bày tỏ sự quan tâm đến dự án này nhưng đều không đi đến đâu. Đến nay, đã gần 1 thập kỷ đã trôi qua, tòa nhà vẫn chưa thể hoàn thành.
Chủ mới là ai?
Theo nhiều nguồn tin, Dự án Saigon One Tower đã được một tên tuổi mới là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Viva Land (Viva Land) mua lại và đang trong giai đoạn tái khởi động sau hàng chục năm đắp chiếu. Ngay sau khi về tay chủ mới, Saigon One Tower có tên gọi mới là IFC One, Saigon.
Trên website vivaland.com, dự án IFC One, Saigon được giới thiệu có chiều cao 41 tầng, diện tích sàn xây dựng 124,100 m2, là toà nhà thương mại cao tầng với các sản phẩm văn phòng, căn hộ chung cư và trung tâm thương mại bán lẻ. Dự án được phát triển và quản lý bởi Viva Land.
Về Viva Land, theo các thông tin giới thiệu trên website, doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2020, là một công ty đầu tư và phát triển bất động sản, hiện diện ở Việt Nam và Singapore.
Công ty có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Tổng Giám đốc là bà Nguyễn Thị Kim Khánh, đồng thời cũng là người đại diện pháp luật. Về cơ cấu cổ đông Viva Land, bà Nguyễn Thị Kim Khánh hiện nắm tỷ lệ lớn nhất với 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (sở hữu 25%) và bà Dương Thị Hạnh (sở hữu 20%).
Ngoài ra, theo giới thiệu của Viva Land, Chủ tịch HĐQT hiện nay của công ty là ông Chen Lian Pang, người từng giữ vị trí tổng giám đốc tại Tập đoàn bất động sản CapitaLand Việt Nam.
Đáng chú ý, trong cơ cấu cổ đông của Viva Land, bà Nguyễn Thị Kim Khánh còn đứng tên cho một công ty khác được thành lập vào 5/2019 là CTCP Đại Chấn Hưng, kiêm chức vụ Tổng Giám đốc và nắm 65% cổ phần. Vốn điều lệ của Đại Chấn Hưng là 350 tỷ đồng, chuyên về xây dựng nhà ở.
Cổ đông lớn khác của Viva Land - bà Nguyễn Thị Ngọc Mai còn đang nắm 35% vốn tại một doanh nghiệp tên CTCP Hoa Phú Thịnh. Hoa Phú Thịnh cùng hai doanh nghiệp là CTCP Hoàng Phú Vương và CTCP Osaka Garden gây chú ý trên thị trường hồi đầu tháng 8 vừa qua nhờ thương vụ huy động thành công ba lô trái phiếu với tổng trị giá 11.200 tỷ đồng (gần nửa tỷ USD).
Cũng theo các thông tin giới thiệu trên website của doanh nghiệp, Viva Land hiện đang phát triển và quản lý 5 dự án bất động sản, bao gồm: Dự án Project GP nằm tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, Tp.HCM. Tổng diện tích đất của dự án đạt 6.004 m2, diện tích sàn 78.545 m2 với 35 tầng, bao gồm TTTM, 328 căn hộ và tầng hầm.
Dự án thứ 2 hà IFC One, Saigon, cũng chính là dự án Saigon One Tower nêu trên; Dự án thứ 3 là Waterfront Saigon toạ lạc tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp.HCM với tổng diện tích đất là 1.995 m2, diện tích sàn 38.820m2.
Thứ 4 là dự án Saigon Peninsula nằm tại phường Phú Thuận, quận 7, Tp.HCM với tổng diện tích đất 117,8ha. Đây là dự án phức hợp gồm khu căn hộ cao cấp, khu phức hợp thương mại, hội nghị & triển lãm, công viên và cả tiện ích bến du thuyền.
Cuối cùng là dự án Robison Point tại Singapore, thuộc thể loại toà nhà thương mại cao tầng với diện tích sàn là 15.723m2.
Theo Hải Lan/SHTT
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/xon-xao-thong-tin-toa-cao-oc-saigon-one-tower-sap-hoi-sinh-chu-moi-la-ai-d120225.html
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.