Bất động sản Biz

Vốn điều lệ nhóm ngân hàng biến động ra sao?

Thứ sáu, 03/12/2021 | 07:05 Theo dõi BĐS Biz trên

Vốn điều lệ khối ngân hàng tư nhân cao gấp đôi nhóm quốc doanh

Cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trở nên "nóng" hơn trong những tháng cuối năm. Đáng chú ý, vốn điều lệ nhóm ngân hàng tư nhân cao gấp đôi nhóm quốc doanh

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cập nhật số liệu về vốn điều lệ của các ngân hàng. Cụ thể, tính đến 30/9/2021 vốn điều lệ toàn hệ thống đạt 715.580 tỷ đồng, tăng 8,3% so với hồi đầu năm.

Trong đó, vốn điều lệ của các NHTM cổ phần đạt 348.481 tỷ đồng, tăng hơn 9,8% so với đầu năm, chiếm 49% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống. Đáng chú ý, vốn điều lệ của nhóm cổ phần ghi nhận cao gấp đôi so với nhóm quốc doanh.

9 tháng đầu năm, vốn điều lệ của NHTM Nhà nước đạt 169.690 tỷ đồng, tăng gần 9,3%, chiếm 24% vốn điều lệ toàn hệ thống. Trong khi đó, vốn điều lệ của các công ty tài chính, cho thuê tài chính tăng mạnh nhất hệ thống (14,8%) đạt 35.077 tỷ đồng sau 9 tháng.

Thực tế, cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trở nên "nóng" hơn trong những tháng cuối năm. Không chỉ với các "ông lớn" Vietcombank, VietinBank và BIDV, mà còn ở sức bật mạnh mẽ từ nhóm cổ phần.

Về tổng tài sản, tính đến 30/9, tổng tài sản có toàn hệ thống đạt 15 triệu tỷ đồng, tăng hơn 7,5% so với con số đầu năm. 

Trong đó, khối NHTM Nhà nước gồm chiếm gần 41,2% tổng tài sản toàn hệ thống, đạt 6,2 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 7,2%. Tổng tài sản của các ngân NHTM cổ phần tăng 9%  lên hơn 6,6 triệu tỷ đồng, chiếm tới 43,7% tổng tài sản toàn hệ thống. 

Các ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng tăng 3,1% lên hơn 1,5 triệu tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Mặt khác, tổng tài sản của các công ty tài chính lại giảm gần 0,9%  xuống còn 227.075 tỷ đồng sau 9 tháng.

VietinBank vượt qua BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống

Sau khi phát hành gần 1,1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ hơn 29%, vốn điều lệ của VietinBank sau 9 tháng đầu năm đã chính thức nâng lên mức 48.058 tỷ đồng, vượt qua cả BIDV.

Tuy nhiên, ngân hàng này còn đặt tham vọng lớn hơn với kế hoạch đưa chỉ tiêu này đến cuối năm lên mức 54.134 tỷ đồng. Nếu thành công, mức vốn điều lệ trên có thể giúp VietinBank giữ vững danh hiệu ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống vào cuối năm.

Vị trí á quân đang thuộc về VPBank do ngân hàng này đã hoàn tất việc phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 80%. Qua đó, tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 19.758 tỷ đồng lên gần 45.058 tỷ đồng, tăng 80% so với hiện tại. 

Đáng chú ý, thứ hạng quán quân và á quân tại Vietinbank và VPBank khả năng cao sẽ bị đảo lộn. Bởi mới đây, HĐQT Vietcombank đã phê duyệt tăng vốn điều lệ theo phương án đã được thông qua ĐHĐCĐ thường niên 2021. Sau phát hành, vốn điều lệ thêm 10.236 tỷ đồng lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Trước đó, vào giữa tháng 9, Thủ tướng đã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung 7.600 tỷ đồng tại Vietcombank để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Nếu tăng vốn thành công lần này, Vietcombank sẽ soán ngôi "đầu bảng" xét về vốn điều lệ toàn ngành hiện đang nằm trong tay của VietinBank.

Còn tại BIDV, từ vị trí quán quân vốn điều lệ đầu năm nay,  BIDV sẽ tạm thời lùi về vị trí thứ tư khi phương án tăng vốn lên 48.500 tỷ đồng vẫn chưa được phê duyệt.

Theo kế hoạch đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên hồi đầu năm, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ (tức tăng 20,6%) thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Ngoài nhóm ngân hàng quốc doanh, cuộc đua tăng vốn điều lệ không thể không nhắc đến Techcombank và MB. 

Thời điểm đầu năm 2021, vốn điều lệ của Techcombank và MB lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 toàn hệ thống. Sau đó, MB tăng vốn thành công lên 37.783 tỷ đồng nên đã vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, vượt qua cả ‘ông lớn’ Vietcombank và Agribank. Còn tại Techcombank vẫn giữ vị trí cũ.

Ngoài MB và Techcombank, một số ngân hàng có kế hoạch tăng vốn khủng khác trong năm 2021 phải kể đến như ABBank (tăng 64,7%) Sacombank (tăng 32%); VIB (tăng 44,2%); SCB (Tăng 33%); OCB (tăng gần 32%);…

Thực tế, dù vốn điều lệ của nhiều ngân hàng tăng mạnh sau 9 tháng đầu năm, nhiều ý kiến cho rằng áp lực tăng vốn luôn tồn tại khi các ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu của Basel II, và tiếp tục nâng cao Basel III.

Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/von-dieu-le-nhom-ngan-hang-bien-dong-ra-sao-d27712.html

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz