Tiềm năng lớn từ thị trường kho lạnh thương mại Việt Nam
Tiềm năng lớn từ thị trường kho lạnh thương mại Việt Nam
Ngành kho lạnh hiện đang là ngành mới ở Việt Nam với một lịch sử phát triển trong khoảng 20 năm trở lại.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng kho lạnh đến từ bốn lĩnh vực chính gồm thủy sản, thịt, rau quả và bán lẻ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản và hàng bán lẻ được kỳ vọng trở thành động lực chính cho việc tăng nhu cầu kho lạnh ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của một số hiệp định thương mại tư do được kí năm 2015.
Cụ thể, TPP có thể giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng 68 tỷ USD năm 2025 với việc xóa bỏ hàng loạt hàng rào thuế quan đối với càng thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như thủy sản được kỳ vọng sẽ tăng trường mạnh trong giá trị xuất khẩu tới những nước tham gia TPP như Hoa Kỳ. Từ đó, nhu cầu giao nhận vận tải trong đó có kho lạnh cho các sản phẩm xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ quốc tế cũng đang có những kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai gần. Việt Nam được kỳ vọng sẽ có khoảng 1200 – 1300 siêu thị, 180 trung tâm mua sắm và 157 cửa hàng bách hóa vào năm 2020. Các kênh phân phối trong đó có kho lạnh cũng sẽ hướng đến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và sức chứa để đáp ứng nhu cầu đến từ sự bùng nổ này.
Thị trường kho lạnh Việt Nam đang dần trở nên cạnh tranh hơn khi mà một số dự án đầu tư kho lạnh đang được triển khai bởi cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sức hút của thị trường kho lạnh Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài không nằm ngoài sức nóng chung của ngành kho lạnh toàn cầu, khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang đặt hàng và chốt đơn trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.
Nhà đầu tư ngoại mạnh tay chi tiền
Mới đây, Công ty Kho lạnh AJ Total Việt Nam (AJ Total Vietnam) vừa rót vốn đầu tư xây dựng hai kho lạnh robot. Trong đó, kho lạnh tại Khu công nghiệp Long Hậu (Long An) có tổng diện tích gần 25.600 m2, đã được AJ Total Việt Nam đưa vào hoạt động gần đây. Đồng thời, nhà đầu tư Hàn Quốc này đang triển khai dự án kho lạnh ở Phố Nối (Hưng Yên) và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 5/2022.
Giới phân tích bất động cho rằng, sức hút của thị trường kho lạnh Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài không nằm ngoài sức nóng chung của ngành kho lạnh toàn cầu, khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang đặt hàng và chốt đơn trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.
Hơn nữa, động lực để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng lạnh là bởi họ cần phát triển nhiều kho lạnh có vị trí gần với khách hàng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm “nhạy cảm” với nhiệt độ như thực phẩm tươi sống, dược phẩm...
Theo PR Newswire, thị trường chuỗi kho lạnh toàn cầu được định giá đạt 4,7 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt mức 8,2 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 12,5% mỗi năm.
Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường có tiềm năng lớn để phát triển kho lạnh, cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo Savills Việt Nam, tại Trung Quốc, năm 2018, nhà phát triển China Vanke đã mua Swire Cold Chain Logistics - công ty sở hữu và vận hành 7 cơ sở kho lạnh trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Brookfield đã phát triển kho đông lạnh cho Walmart ở Trung Quốc, trong khi “ông lớn” logistics ESR đã xây dựng một kho lạnh rộng 247.315 m2 ở Vũ Hán.
Đối với thị trường Việt Nam, sau nhiều nghiên cứu thị trường về tính khả thi của việc đầu tư kho lạnh, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định, thị trường Việt Nam gần đây đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động đầu tư phát triển kho lạnh. Đại dịch đã củng cố giá trị của chuỗi cung ứng, càng tạo thêm tính khả thi cho phân khúc này.
“Chúng tôi ghi nhận khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kho lạnh tại Việt Nam để tận dụng lợi thế của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa bán lẻ sẽ thay đổi cách các thành phố lớn của Việt Nam tìm nguồn thực phẩm tươi sống”, ông Troy Griffiths cho biết.
Chuyên gia này cho rằng, với những hạng mục đầu tư và phát triển hạ tầng lớn như Sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cung ứng sẽ được định hình lại trong tương lai. Khả năng cung cấp dịch vụ trong nước của các kho lạnh tại Việt Nam đã được kiểm chứng và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các đầu mối vận tải hàng không đẩy nhanh xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng thủy sản của Việt Nam với yêu cầu giữ lạnh chất lượng cao.
Theo Duy Anh/ Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/vi-sao-nha-dau-tu-ngoai-manh-tay-rot-von-vao-bat-dong-san-kho-lanh-d117323.html