Bất động sản Biz

Vì sao ngân hàng rầm rộ miễn, giảm phí dịch vụ?

Thứ ba, 07/09/2021 | 06:06 Theo dõi BĐS Biz trên

Từ năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát , các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ. Động thái này mang lại lợi ích không hề nhỏ cho chính các ngân hàng.

Ngân hàng rầm rộ miễn, giảm phí dịch vụ

Thời gian qua, cuộc đua miễn, giảm phí dịch vụ ngân hàng trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết.

Tại ngân hàng Sacombank, đơn vị này miễn phí dịch vụ chi lương 3 năm, miễn phí quản lý tài khoản, ngân hàng điện tử, SMS báo giao dịch tự động, chuyển tiền, nộp thuế trực tuyến đối với khách hàng doanh nghiệp.

Trong khi HDBank cũng công bố miễn 100% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống không giới hạn, chuyển tiền nhanh tài khoản và số thẻ miễn phí dành cho tất cả khách hàng cá nhân đang sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường hoặc mở mới gói HDBank Sky One.

Được biết, phía ngân hàng Nam A Bank cũng sẽ không thu phí chậm thanh toán thẻ tín dụng trong trường hợp chủ thẻ thanh toán thẻ trễ hạn trong 3 kỳ sao kê từ tháng 7 - 9/2021.

Ảnh minh họa

Trước đó, từ năm 2020, nhiều ngân hàng cũng đã thực hiện chính sách miễn phí dịch vụ như ngân hàng VIB miễn phí giao dịch chuyển tiền, bao gồm cả chuyển khoản nội bộ và ngoài hệ thống trên kênh online.

TPBank cũng chuyển tiền trong hệ thống hay liên ngân hàng mà không mất một đồng phí nào. Khi dùng thẻ ATM rút tiền tại 99,9% máy ATM trên toàn quốc (ngoại trừ một số ATM của ngân hàng nước ngoài), khách hàng cũng không mất chi phí.

Hồi tháng 3/2021, MB đã áp dụng chương trình miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống trọn đời khi tiến hành thực hiện giao dịch trên App MBBank. Bên cạnh đó, khách hàng cũng không cần phải bỏ ra khoản phí nào khi thanh toán hóa đơn điện nước và các loại cước viễn thông ngay trên App MBBank.

Lâu hơn nữa, ngân hàng Techcombank miễn phí toàn bộ dịch vụ chuyển tiền từ năm 2016 đến nay. Hiện nay, Techcombank hiện đã trở thành ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao nhất trong hệ thống ngân hàng (đạt 46% vào cuối năm 2020).

Tại nhóm ngân hàng nhà nước, mới đây nhất, Agribank vừa thông báo miễn 100% phí dịch vụ thanh toán (bao gồm cả phí dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay) đối với tất cả khách hàng khi giao dịch tại quầy và trên các kênh ngân hàng điện tử.

Trước đó, Agribank cũng đã chủ động triển khai miễn giảm các loại phí dịch vụ và lãi suất cho vay như miễn 100% phí dịch vụ chuyển tiền trong nước; miễn 100% phí chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa; giảm phí khi rút tiền chéo ngân hàng...

Từ nay đến cuối năm, ngân hàng BIDV cũng miễn 100% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống cho khách hàng đăng ký sử dụng ứng dụng BIDV SmartBanking qua kênh trực tuyến; miễn phí chuyển tiền 24/7 trên ATM; giảm phí rút tiền mặt tại ATM ngoài hệ thống;...

Hay tại Vietcombank, từ đầu tháng 8/2021 đã giảm hàng loạt các loại phí dịch vụ trên toàn bộ các kênh: Quầy giao dịch, ATM, Ngân hàng số VCB Digibank, VCBiB@nking và VCB Money cho các tất cả các đối tượng khách hàng.

VietinBank cũng đang triển khai miễn giảm phí thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đối với các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, trang thiết bị, vật tư y tế... và miễn, giảm với một số phí dịch vụ khác như phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, chi lương,...

Lý do nào khiến ngân hàng rầm rộ miễn, giảm phí dịch vụ?

Trào lưu miễn, giảm phí dịch vụ cho khách hàng vốn được các ngân hàng thực hiện kể từ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát.

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ áp dụng trên giao dịch ATM, POS xử lý qua Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và phí giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ngay sau chỉ đạo này, từ ngày 1/8 đến cuối năm 2021, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành và nhận được sự hưởng ứng của nhiều ngân hàng thương mại.

Trong năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, NAPAS đã thực hiện 3 lần giảm phí dịch vụ (lần 1 vào ngày 25/2/2020, lần 2 vào ngày 25/3/2020 và lần 3 vào ngày 23/11/2020) với tổng số tiền giảm phí lên tới 530 tỷ đồng.

Thực tế, ngân hàng rất kỳ vọng việc khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt và tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán để ngân hàng bù đắp được khoản lợi nhuận đã 'hy sinh' từ việc miễn, giảm phí.

Đặc biệt, động thái 'đua nhau' miễn, giảm phí dịch vụ là cách ngân hàng thu hút nguồn vốn giá rẻ từ tiền gửi không kỳ hạn (CASA)

Một năm trở lại đây, nhờ áp dụng các chính sách miễn, giảm phí giao dịch và thanh toán, CASA của các ngân hàng tăng đáng kể.

Đơn cử năm 2020 - năm bị ảnh hưởng dịch Covid-19, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng ấn tượng với 344,2% về số lượng và 96,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, tăng trưởng thanh toán trên điện thoại di động nhiều năm đạt mức trên 100%/năm.

Theo các ngân hàng, việc thu hút được tỉ lệ cao CASA đóng vai trò rất quan trọng vì tạo ra một nguồn vốn giá rẻ. Nguyên nhân, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, chỉ ở quanh mức 0,2%/năm. Do đó, tỉ lệ CASA càng cao sẽ tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện biên thu nhập lãi thuần (NIM), có thêm điều kiện cạnh tranh về lãi suất cho vay trên thị trường.

Hơn nữa, CASA càng cao càng phản ánh nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì nhiều sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, trong nửa cuối năm 2021, tỷ lệ thâm nhập bán lẻ của các ngân hàng sẽ được hỗ trợ bởi xu hướng thanh toán không tiền mặt và chuyển đổi số. Điều này sẽ khiến cuộc đua CASA cạnh tranh hơn về phí và cải thiện CASA với tốc độ khác nhau giữa các ngân hàng.

Theo Hà Phương - Huy Tùng/kinhtexaydung.petrotimes.vn

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/vi-sao-ngan-hang-ram-ro-mien-giam-phi-dich-vu-624574.html

Đầu tư Nam Long huy động 1.000 tỷ tiền trái phiếu

Đầu tư Nam Long huy động 1.000 tỷ tiền trái phiếu

Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024 phân hoá mạnh

Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024 phân hoá mạnh

Đã hết 3/4 chặng đường của năm 2024, lợi nhuận ngân hàng ABBank, OCB, Eximbank,... hoàn thành chưa đến 50% kế hoạch năm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngân hàng khác đã hoàn thành trên 70%, thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 3 quý.
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Bất động sản Biz