Bất động sản Biz

Vì sao lại có tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội”?

Thứ ba, 04/07/2023 | 07:16 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo HoREA, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội” hoặc có “người giàu” là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội tưởng chừng “rất chặt chẽ”, nhưng thực ra là “chưa chặt chẽ” và chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể “lách.

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng bổ sung góp ý về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trong đó đưa ra câu hỏi vì sao lại có tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội” hoặc có “người giàu” là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội và đề xuất giải pháp để nhà ở xã hội đến đúng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Theo HoREA, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội” hoặc có “người giàu” là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội tưởng chừng “rất chặt chẽ”, nhưng thực ra là “chưa chặt chẽ” và chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể “lách”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA, về nguyên nhân từ tiêu chí “điều kiện về nhà ở” của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội: Điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và điểm a khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đều quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc”.

Quy định này rất khó kiểm tra trong nhiều năm qua, nhất là đối với người thay đổi nơi làm việc nhiều lần, do chỉ quy định kiểm tra tiêu chí này tại nơi ở và nơi làm việc.

"Hiệp hội kỳ vọng trong thời gian tới, sau khi thực hiện hoàn thành Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” thì mới kiểm tra được điều kiện đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc”", ông Lê Hoàng Châu nói.   

Điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và điểm a khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đều quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội” hoặc “có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà tối thiểu”.

Nhưng nếu một người nào đó muốn “lách” thì không khó khi “người đó” để cho người thân khác đứng tên dùm sở hữu nhà. Như vậy, “người đó” vẫn chứng minh được mình “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình” hoặc “có sở hữu nhà ở nhưng ở chật”. 

Điểm a khoản 1 Điều 75 quy định điều kiện của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc”, nhưng một người cũng có thể chuyển đổi nơi sinh sống, làm việc nhiều lần, nên cần phải được quy định chặt chẽ hơn. 

Đối với nguyên nhân từ tiêu chí “điều kiện về thu nhập” của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội: Điểm b khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và điểm b khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đều quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”.

Quy định này có các “lỗ hổng” và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội” hoặc có “người giàu ở lẫn” trong các chung cư nhà ở xã hội vừa qua, như sau:  Trong thực tế, nhiều người làm thêm “nghề tay trái”, mà “nghề tay trái” này lại tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với thu nhập của “nghề tay phải” thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức, nên “người này” vẫn hội đủ tiêu chí “điều kiện về thu nhập” (không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân) để được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, Luật Nhà ở chỉ quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương”, mà không tính “các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương”.

Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 16 trường hợp, trong đó tại khoản 7 và khoản 8 Điều 4 quy định miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp “7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.(…); 8. Thu nhập từ kiều hối”. 

Hiệp hội nhận thấy, đối với khoản thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người về hưu, già yếu, mất sức lao động, hoặc số tiền kiều hối có giá trị không lớn để cải thiện cuộc sống thì quy định miễn thuế thu nhập cá nhân là rất chính xác và rất nhân văn, nhưng sẽ không hợp lý khi cho miễn, không đánh thuế TNCN đối với các khoản thu nhập rất lớn từ lãi tiền gửi tiết kiệm hoặc từ kiều hối, như các ví dụ sau đây: 

- Ví dụ 1: Ông A gửi tiết kiệm 50 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng với lãi suất tiết kiệm 9%/năm nên cuối năm được nhận lãi tiền gửi 4,5 tỷ đồng. 

- Ví dụ 2: Ông B thường xuyên nhận được tiền kiều hối, năm nay Ông A nhận được khoản tiền  kiều hối 100.000 USD tương đương 2,4 tỷ đồng.

Căn cứ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì Ông A và Ông B đều “được miễn thuế thu nhập cá nhân”.

Nếu Ông A và Ông B “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình” mà lại có “lòng tham” thì Ông A và Ông B lại hội đủ điều kiện “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình” và “không thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương”, mà “thu nhập từ lãi tiền gửi” và “thu nhập từ kiều hối” cũng không phải là “các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương”, nên Ông A và Ông B vẫn được công nhận là đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội, được mua, thuê mua nhà ở xã hội và các nguyên nhân trên đây đã dẫn đến tình trạng “người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội” hoặc có “người giàu ở lẫn” trong các chung cư nhà ở xã hội trong thời gian qua, mà vẫn hợp pháp, hợp lệ theo chính sách nhà ở xã hội hiện hành (?!)

Ngoài “điều kiện về thu nhập” được quy định tại điểm b Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Hiệp hội đã đề xuất đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “không thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân bậc 1 của các bậc chịu thuế”, thì cần bổ sung “điều kiện về thu nhập” còn bao gồm “các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương”. 

Do vậy Hiệp hội nhận thấy, rất cần thiết sửa đổi  Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân và khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. 

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, chỉ đến khi thực hiện hoàn thành Đề án 06 thì lúc đó việc xác nhận điều kiện về nhà ở và điều kiện về thu nhập mới chính xác được. 

Trên cơ sở phân tích nói trên, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 1 Điều 75 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), như sau:

“a) Điều kiện về nhà ở: Các đối tượng quy định tại khoản 5, 6 và 8 khoản 1 Điều 73 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại các nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Điều kiện về thu nhập: Các đối tượng quy định tại khoản 5, 6 và 8 khoản 1 Điều 73 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập hoặc thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân bậc 1 của các bậc chịu thuế đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương hoặc các khoản thu nhập chịu thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân…”. 

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định các trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân đối với một số khoản “thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng” hoặc “thu nhập từ kiều hối”, như sau:

“Điều 4. Miễn thuế thu nhập cá nhân (…)

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng  theo quy định của Chính phủ;

8. Thu nhập từ kiều hối theo quy định của Chính phủ”.

Theo Vnmedia

Theo vnmedia.vn Copy
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz