Bất động sản Biz

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ

Thứ ba, 22/08/2023 | 19:11 Theo dõi BĐS Biz trên

Kể từ khi về dưới trướng của Thành Công Group, tình hình kinh doanh của PV – Inconess vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Hơn 12 năm qua, doanh nghiệp này liên tục thua lỗ và tổng lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/6/2023 lên tới gần 160 tỷ đồng.

PV-Inconess đổi chủ liệu có đổi vận?

CTCP Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group) được biết đến như cây đa trong ngành sản xuất ô tô. Doanh nghiệp được thành lập năm 2008, sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Thành Công Group hiện có hàng chục thành viên hoạt động đa ngành nghề.

Một loạt doanh nghiệp lớn trong hệ thống của tập đoàn này như CTCP Huyndai Thành Công Việt Nam, Huyndai Phạm Hùng, Huyndai Ninh Bình, Huyndai Tây Đô… Ngoài lĩnh vực này, Thành Công Group cũng là tập đoàn có các công ty con trong lĩnh vực bất động sản và thương mại dịch vụ, ngân hàng. Đặc biệt, thương vụ thâu tóm CTCP Đầu tư PV – Inconess (mã: RGC) là mảnh ghép bổ khuyết cho mảng kinh doanh bất động sản và thương mại dịch vụ tại tập đoàn này, mà cụ thể là phân khúc đầu tư sân golf.

Theo đó, PV – Inconess được thành lập từ năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng, là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại nhưng hoạt động chính là đầu tư kinh doanh sân golf và các dịch vụ ăn uống, lưu trú phục vụ khách chơi golf.

Từ khi thành lập đến nay, PV-Inconess đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2008 (303 tỷ đồng), 2010 (305 tỷ đồng), 2013 (691 tỷ đồng) và 2015 (891 tỷ đồng) thông qua các hình thức phát hành riêng lẻ cho cổ đông sáng lập, phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược và phát hành riêng lẻ để trả nợ vốn hợp tác đầu tư.

Năm 2018, Thành Công Group thông qua công ty con là Công ty TNHH TCG Land đã mua hơn 66,8 triệu cp của PV-Inconess, tương đương 75% cổ phần có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Hiện tại ông Nguyễn Anh Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT PV-Inconess. Thế nhưng, giới đầu tư lại quen với biệt danh “Tuấn Thành Công” khi nhắc đến Chủ tịch PV-Inconess bởi tiếng tăm “đại gia sản xuất ô tô” thông qua Thành Công Group.

Sau khi trở thành công ty mẹ của PV-Inconess, hiển nhiên TCG Land cũng sở hữu luôn 2 dự án tại Ninh Bình là Tổ hợp Du lịch – sân Golf 54 lỗ hồ Yên Thắng có diện tích 670 ha và dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đông Thái quy mô 2.185 ha.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Hình ảnh dự án sân golf của PV-Inconess
 

PV – Inconess tuy là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh sân Golf lên thị trường chứng khoán nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này lại trái ngược với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư về một lĩnh vực được đánh giá là "hái ra tiền".

Trước khi về tay ‘ông lớn’ Thành Công Group, PV-Inconess lỗ triền miên nhiều năm. Kể cả khi đã về tay ông lớn sản xuất ô tô này, tình hình kinh doanh của RGC vẫn chưa thấy khởi sắc, lỗ chồng lỗ liên tục trong suốt hơn 12 năm qua.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của PV-Inconess đạt hơn 67 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, doanh thu dịch vụ golf gần 52 tỷ đồng, tăng 40%; doanh thu nhà hàng 8 tỷ đồng; doanh thu bán hàng hóa hơn 2 tỷ đồng; doanh thu phòng nghỉ hơn 4 tỷ đồng và doanh thu khác hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng.

Dù doanh thu tăng mạnh song PV-Inconess vẫn lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 cùng kỳ 2022 chỉ lỗ hơn 396 triệu đồng. Tính từ năm 2011 đến ngày 30/06/2023, số lỗ lũy kế của PV-Inconess nâng lên gần 160 tỷ đồng.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Lợi nhuận sau thuế tại PV-Inconess từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2023.
 

Tính đến 30/06/2023, tổng tài sản của PV-Inconess đạt gần 1.443 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định với hơn 962 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn với hơn 282 tỷ đồng.

Theo thuyết minh soát xét 6 tháng đầu năm 2023, chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận hơn 275 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở dự án sân golf giai đoạn I với hơn 97,9 tỷ đồng; dự án sân golf giai đoạn II gần 5 tỷ đồng; khu biệt thự 12ha gần 55 tỷ đồng, dự án khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái gần 39 tỷ đồng; dự án khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh gần 34 tỷ đồng;…

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Nguồn: Báo cáo tài chính Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại PV-Inconess.
 

Dự án sân golf giai đoạn I là các công trình thuộc dự án sân golf Hồ Yên Thắng, trong đó công trình sân golf giai đoạn II và khu biệt thự 12 đã tiếp tục thi công trở lại và đưa vào sử dụng một phần từ năm 2020. Tuy nhiên, Cty chưa quyết toán và cung cấp đủ hồ sơ đối với giai đoạn trước của các công trình này tổng giá trị khoảng 245 tỷ đồng (Trong đó khoảng 62 tỷ thuộc công trình sân golf giai đoạn II (sân golf Hoàng Hậu) đã được ghi tạm tăng vào chỉ tiêu “tài sản cố định hữu hình”).

Tham vọng hình thành thế kiềng ba chân: Ô tô – bất động sản – ngân hàng tại Thành Công Group hiện ra sao?

Thành Công Group tiền thân là Công ty TNHH Cơ khí Thành Công được thành lập từ tháng 1/1999 và tháng 2 cùng năm Công ty thành lập Văn phòng đại diện đầu tiên tại Hàn Quốc.

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ
Quá trình phát triển của Thành Công Group
 

Năm 2008, đổi tên thành CTCP Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group). Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt của Tập đoàn khi trở thành đối tác chính thức của Hyundai Motor Company (HMC) về phân phối, sản xuất, lắp ráp xe du lịch tại Việt Nam. Đồng thời, CTCP Hyundai Thành Công (HTC) được thành lập, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ lắp ráp xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam.

Tháng 09/2017, Thành Công Group tiếp tục đạt được thỏa thuận với Hyundai về thành lập liên doanh sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền xe thương mại ở Việt Nam. Nhà máy được đặt ở Ninh Bình, có công suất 12,000 xe/ năm với xe khách/bus và 30,000 xe/ năm với xe tải.

Năm 2019, Tập đoàn Thành Công và Công ty Hyundai Xây dựng (Hyundai E&C) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và ra mắt thương hiệu TC MOTOR – Đại diện khối ô tô Tập đoàn Thành Công.

Bên cạnh Hyundai Thành Công, Thành Công Group còn có nhiều công ty thành viên quan trọng khác như CTCP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTMV) và CTCP Hyundai Thành Công Thương mại (HTCV)…

“Về tay” ông lớn Thành Công Group, PV-Inconess vẫn lỗ chồng lỗ

Sau khi có vị trí nhất định trong ngành ô tô, Thành Công Group bắt đầu lấn sân sang ngành bất động sản với sự tham gia của một số thành viên như: Thành Công E&C, CTCP Thương mại Du lịch Cổ Loa, CTCP Xây dựng Thành Công 3…

Tháng 11/2017, Thành Công Group thành lập Công ty TNHH TCG Land (TCG Land) với quy mô vốn điều lệ đăng ký 1.668 tỷ đồng. TCG Land được thành lập dựa trên việc tái cấu trúc của Công ty Cổ phần Thành Công E&C và 8 công ty khác hoạt động về lĩnh vực, đầu tư bất động sản và xây dựng của Tập đoàn Thành Công.

Tháng 09/2020, TCG Land cũng tham gia động thổ Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng – đánh dấu sự tham gia của Thành Công Group trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dịch vụ khu công nghiệp.

Sau khi lấn sân mảng bất động sản, Thành Công Group cũng đặt mục tiêu trong việc tiến vào mảng ngân hàng.

Điều này được chứng minh tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần 3 của ngân hàng Eximbank được tổ chức ngày 26/04/2021. Theo đó, ngân hàng đã công bố danh sách đề cử nhân sự dự kiến vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025). Danh sách đã được chấp thuận theo Công văn số 2780/NHNN-TTGSNH ngày 26/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị chấp thuận nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chỉ có 4 nhân sự được đề cử gồm bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, ông Nguyễn Hiếu và ông Yasuo Takeuchi. Trong đó, có 2 nhân sự liên quan đến Thành Công Group.

Bà Lê Hồng Anh được biết đến là vợ của ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch của Thành Công Group. Bà Hồng Anh từng trải qua các vị trí: Phó Giám đốc phụ trách Tài chính kế toán Công ty TNHH Cơ khí Thành Công, Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách kế toán CTCP Tập đoàn Thành Công, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Công Phạm Hùng, và hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH TCG Land.

Ông Đào Phong Trúc Đại cũng là nhân sự có liên quan tới Tập đoàn Thành Công. Ông Đại từng là Giám đốc tài chính CTCP kỹ thuật dịch vụ Thành Công, Tổng Giám đốc CTCP Khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng, Tổng Giám đốc CTCP Phát triển KCN Việt Hưng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Ông Đại hiện cũng nằm trong nhân sự HĐQT của PV-Inconess.

Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, Thành Công Group đã có động thái thoái vốn khỏi Eximbank.

Theo đó, thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Thành Công Group bán toàn bộ 60,54 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,924% vốn điều lệ ngân hàng.

Các giao dịch liên quan đến Thành Công Group đều được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận. Ngày 14/10/2022, thị trường ghi nhận tổng cộng hơn 79,4 triệu cổ phiếu EIB được giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 3.197 tỷ đồng, tương ứng mức giá 40,236 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công sẽ thu về hơn 2.233 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Phúc Thịnh đã bán hơn 12,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,005% vốn điều lệ ngân hàng.

Bên cạnh đó, một thành viên khác thuộc nhóm Thành Công là Hợp tác xã cổ phần Thành Công cũng bán ra hơn 44,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 3,637%. Giao dịch diễn ra theo hình thức thoả thuận từ ngày 10/10/2022-14/10/2022.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, con gái của bà Lê Hồng Anh, cũng bán ra hơn 11 triệu cổ phiếu EIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,899%.

Như vậy, nhóm Thành Công Group đã bán toàn bộ số cổ phần sở hữu tại Eximbank. Hợp tác xã cổ phần Thành Công và CTCP Phúc Thịnh cũng đều có liên quan đến bà Lê Hồng Anh, Thành viên Hội đồng quản trị Eximbank.

"Dứt tình" với Eximbank, mới đây thị trường lại đồn đoán về sự tham gia của Thành Công Group tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).

Hoàng Long

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz