Bất động sản Biz

TTC Land báo lãi giảm hơn một nửa trong quý 2

Thứ sáu, 05/08/2022 | 15:56 Theo dõi BĐS Biz trên

TTC Land báo lãi sau thuế 65,5 tỷ đồng trong quý 2/2022, giảm 54% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 123,5 tỷ đồng, giảm 31%. Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh âm tới 560 tỷ đồng và diễn biến giá cổ phiếu SCR không mấy tích cực khi giảm đến 54% từ vùng đỉnh.

Doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 91% và 54%

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, Mã CK: SCR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2022 với kết quả không mấy lạc quan. Trong quý 2, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 100,3 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do doanh thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bất động sản (BĐS) giảm 94% và doanh thu từ hoạt động xây dựng giảm 99%.

Ngược lại, doanh thu tài chính của công ty tăng 86%, đạt 206,4 tỷ đồng, phần lớn do tăng khoản lãi thanh lý các khoản đầu tư và lãi được chia từ hợp đồng hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận lãi từ công ty liên doanh liên kết 12,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 2,2 tỷ đồng.

Dù vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng hơn 35,3% lên 24 tỷ đồng, chi phí bán hàng ghi nhận hơn 10,7 tỷ đồng. Kết quả, TTC Land báo lãi sau thuế 65,5 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ. Theo công ty, lợi nhuận sau thuế giảm là do TTC Land đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính 66,2 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 495,7 tỷ đồng, giảm 59%, nguồn doanh thu chính trong nửa đầu năm của TTC Land ghi nhận chủ yếu từ dự án Carillon 7 tại quận Tân Phú (TP.HCM). Lợi nhuận sau thuế đạt 123,5 tỷ đồng, giảm 31%.

Doanh thu giảm đến 91 %, chi phí tài chính tăng cao khiến lợi nhuận quý 2/2022 của SCR giảm mạnh.

Năm 2022, TTC Land lên kế hoạch tổng doanh thu hơn 2.135 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc hai quý, công ty đã thực hiện được 23% mục tiêu doanh thu và 19,3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, doanh thu năm nay sẽ đến từ việc bàn giao và ghi nhận dự án Carillon 7, Panomax, và một phần từ hợp tác kinh doanh, phân phối dự án Selavia Phú Quốc. Trong năm, công ty mở bán các dự án đã lo xong pháp lý, chào bán thêm các dự án liên kết trong tập đoàn, M&A và thực hiện phân phối.

Cụ thể, TTC Land sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bán hàng tại các dự án như Panomax, Tamashi, Selavia, Jamona Heights, Charmington Iris… và nâng cao tỷ lệ lấp đầy tại các sàn như: STM TTC Plaza Đức Trọng, Belleza, Jamona Heights. Đồng thời tìm kiếm khách cho thuê tại các dự án mới như: STM Tân Sơn Nhất; STM Tamashi Đà Nẵng.

TTC Land cũng tập trung hoàn thiện pháp lý các dự án đang triển khai để đưa vào kinh doanh, xây dựng và chuẩn bị cho các năm tiếp theo như: Panomax, Charmington Dragonic, TTC Plaza Đức Trọng, Chamington Tamashi, Jamona Golf & life, Charmington Iris, Charmington Tân Sơn Nhất.

Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của TTC Land đạt 9.880 tỷ đồng, tăng gần 83 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do tăng danh mục hàng tồn kho và các khoản phải thu dài hạn. Trong đó, tồn kho ghi nhận 2.857 tỷ đồng, tập trung tại dự án Jamona City (1.173 tỷ đồng), dự án Jamona Golden Silk (8,2 tỷ đồng) và khoản hàng hóa BĐS để bán (69,2 tỷ đồng).

Danh mục tồn kho của SCR

Ngoài ra, doanh nghiệp còn ghi nhận hơn 986,3 tỷ đồng khoản người mua trả tiền trước, đây là khoản nhận tạm ứng theo tiến độ hợp đồng từ khách hàng mua nhà và căn hộ thuộc các dự án đang được thi công xây dựng.

TTC Land cũng có 4.671 tỷ đồng các khoản phải thu, trong đó, 1.337 tỷ đồng là khoản phải thu dài hạn, tăng 26% so với thời điểm đầu năm, phần lớn do tăng khoản phải thu từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Toàn Hải Vân để phát triển dự án khu phức hợp Vịnh Đầm tại Kiên Giang, cùng với đó là hợp tác với CTCP Quản lý và Khai thác khu công nghiệp Đặng Huỳnh để phát triển dự án khu công nghiệp Tân Kinh mở rộng tại tỉnh Long An.

Dòng tiền âm, cổ phiếu giảm 54% từ vùng đỉnh

Tại thời điểm cuối quý 2, công ty ghi nhận 1.801 tỷ đồng nợ tài chính, tăng 15% so với đầu năm, phần lớn là các khoản vay đến từ BIDV (144,5 tỷ đồng), Vietcombank (9 tỷ đồng), Vietinbank (26 tỷ đồng), Nam Á Bank (480 tỷ đồng), OCB (715 tỷ đồng).

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm hơn 560 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 658,7 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu và tăng hàng tồn kho. Ngược lại, dòng tiền đầu tư trong kỳ của công ty dương 328 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là âm 91,4 tỷ đồng, phần lớn do giảm tiền chi để cho vay và tiền chi để mua sắm tài sản cố định.

Dòng tiền kinh doanh SCR ghi nhận âm hơn 560 tỷ đồng.

Mới đây, TTC Land đã tạm hoãn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Lý do được TTC Land đưa ra là do mục đích sử dụng vốn cũng như biến động giá cổ phiếu hiện không phù hợp với phương án ban lãnh đạo xây dựng trước đó và có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và quyền lợi của người lao động.

Số lượng cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu là gần 51,3 triệu cổ phiếu với giá phát hành 14.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 100:14. Trong khi số cổ phiếu phát hành theo chương trình ESOP là 18,3 triệu cổ phiếu với giá phát hành 11.000 đồng/cổ phiếu.

Theo TTC Land, HĐQT sẽ báo cáo việc tạm hoãn chào bán cổ phiếu cho cổ đông cũng như phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP tại ĐHCĐ gần nhất của công ty.

Trong khi đó, SCR quyết định giữ nguyên phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 đã được thông qua. Dự kiến thời gian thực hiện trong quý 3, 4/2022. SCR sẽ phát hành thêm 29,3 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 8%.

Phối cảnh dự án Jamona City do TTC Land làm chủ đầu tư.

Tại ĐHĐCĐ TTC Land được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, trong năm nay công ty dự kiến tăng vốn từ 3.664 tỷ đồng lên 4.653 tỷ đồng thông qua trả cổ tức 8% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tỷ lệ thực hiện quyền 25:02, tương ứng phát hành thêm 29,3 triệu cổ phiếu

Đồng thời, TTC Land phát hành gần 51,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 14%, dự kiến phát hành trong năm 2022. Và phát hành cổ phiếu ESOP 5%, tương ứng phát hành thêm 18,32 triệu cổ phiếu (dựa trên giá trị sổ sách cuối năm 2021 là 13.738 đồng/cổ phiếu), hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

Lãnh đạo TTC Land cho biết, nguồn thu từ đợt phát hành sẽ được sử dụng để bổ sung vốn đầu tư cho các dự án hiện hữu của công ty như Panomax River Villa, Charmington Tamashi…, cũng như tìm kiếm phát triển những dự án mới thuộc các khu đô thị vệ tinh ven TP.HCM như Đồng Nai, Long An, Tây Ninh hoặc những nơi cơ sở hạ tầng, giao thông được đầu tư đồng bộ như Phú Quốc, Bình Thuận…

Trên thị trường chứng khoán, diễn biến giá cổ phiếu SCR không mấy tích cực khi liên tục “lao dốc”. Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/8, SCR đạt thị giá 12.050 đồng/cổ phiếu, giảm 54% so với đỉnh giá hồi đầu năm nay. Mức giá này cũng cao hơn so với giá phát hành theo chương trình ESOP nhưng vẫn thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu dự kiến.

Diễn biến giá cổ phiếu SCR từ đầu năm đến nay.

Bình Nguyên/Theo petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ttc-land-bao-lai-giam-hon-mot-nua-trong-quy-2-662002.html

T&T Group hợp tác quản lý vận hành 'chuẩn Nhật Bản' tại dự án T&T City Millenia Long An

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millenia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản - Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, "hệ sinh thái" của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, KN Cam Ranh và KN Vạn Ninh trong hệ sinh thái của đại gia Lê Văn Kiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều, nợ phải trả đều tăng đáng kể.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Lãng phí 'đất vàng' hai bên bờ sông Hồng

Lãng phí "đất vàng" hai bên bờ sông Hồng

Ngày 26/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đã nói về việc phát triển đất vàng hai bên sông Hồng.
Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng 'lao dốc'

Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng "lao dốc"

Công ty NHNN Xuân Thiện Đắk Lắk được biết đến là một thành viên thuộc Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group) - đơn vị quản lý, vận hành, khai thác cụm nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp giai đoạn 1, tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Bất động sản Biz