Sở Xây dựng vừa báo cáo UBND TP HCM về tiến độ giải quyết những vướng mắc về pháp lý của 116 dự án bất động sản, nhà ở thương mại trên địa bàn. Đến nay các sở, ngành liên quan báo cáo vướng mắc của các dự án đến trách nhiệm của sở ngành còn rất chậm.
Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 7/2022, Hiệp hội Bất động sản TP HCM có 4 lần báo cáo tổng hợp 68 doanh nghiệp và 2 đại diện cá nhân đã nêu hàng loạt vướng mắc của 116 dự án bất động sản, nhà ở thương mại đến UBND thành phố Đồng thời kiến nghị UBND TP HCM xem xét tháo gỡ “vướng mắc” từ các dự án và nhà ở này.
Sau đó, từ tháng 5/2022 đến nay, UBND TP HCM cũng đã có nhiều văn bản giao các sở, ngành liên quan khẩn trương xem xét, kịp thời làm việc và hướng dẫn chủ đầu tư các dự án thực hiện theo quy định.
Nhiều sở ngành chậm báo cáo “gỡ vướng” pháp lý 116 dự án bất động sản/Ảnh minh họa
Với 71 dự án (trong số116 dự án bất động sản và nhà ở thương mại), Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM là đơn vị có số lượng dự án cần giải quyết nhiều nhất. Tiếp theo là Sở Kế hoạch và Đầu tư với 28 dự án; Sở Quy hoạch - Kiến trúc: 22 dự án; Sở Xây dựng: 18 dự án; Cục thuế thành phố: 18 dự án…
Được biết, thời gian qua, Sở Xây dựng là đơn vị được UBND TP HCM giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Cục thuế Thành phố, Thanh tra thành phố… tổng hợp ý kiến và báo cáo tiến độ kết quả giải quyết của các dự án nhà ở trên địa bàn với UBND thành phố.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM đến nay chỉ có Cục thuế TP HCM báo cáo tiến độ giải quyết, trong khi đó một số đơn vị có số lượng hồ sơ tồn đọng lớn vẫn chưa có báo cáo.
Sở Xây dựng nhìn nhận, thực tế các vướng mắc đều phát sinh ở tất cả các sở, ngành và quận, huyện. Trong đó, phổ biến nhất là những vướng mắc về đất đai, tình hình sử dụng đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và hầu hết thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đáng chú ý, quá trình tổng hợp, Sở Xây dựng không kịp thời nhận được thông tin giải quyết của các sở ngành về tiến độ thực hiện.
Cũng theo ông Huỳnh Thanh Khiết, với những nội dung cần tổng hợp ý kiến thì các sở, ngành đều gửi ý kiến chậm hơn thời gian yêu cầu của UBND TP HCM. Điều này dẫn đến việc Sở Xây dựng hay Sở Tư pháp khi rà soát để báo cáo UBND thành phố thì không có ý kiến của các đơn vị chuyên ngành liên quan. Đặc biệt là ý kiến của Sở Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Chỉ đạo 167 (Ban chỉ đạo sắp xếp, xử lý nhà, đất công).
Do đó, để tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành trong việc phối hợp thực hiện, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP HCM có văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho từng thủ trưởng các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Trường hợp các đơn vị chậm báo cáo hoặc chậm có ý kiến sẽ chịu trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND thành phố.
Theo Huy Tùng/PetroTimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tp-hcm-nhieu-so-nganh-cham-bao-cao-go-vuong-phap-ly-116-du-an-bat-dong-san-663494.html
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
Business Suite là mô hình sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi mô hình bất động sản đa công năng này mang lại nhiều ưu thế về trải nghiệm sống, đặc biệt là tiềm năng đầu tư sinh lời cao.
Sự “thức tỉnh” của Đức Hòa không còn là một kỳ vọng trên giấy, mà đang dần hiện hữu từng ngày qua tốc độ hoàn thiện hạ tầng, sự thay đổi quy hoạch và làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư rõ nét. Trong dòng chảy đó, những dự án được quy hoạch tốt, sở hữu vị trí chiến lược như Imperia Grand Plaza Đức Hoà sẽ là tâm điểm đón sóng trên thị trường.
Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ‑BXD công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ....
Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Mỹ Trà hơn 6.200 tỷ đồng; Huế đề xuất quy hoạch khu công nghiệp rộng 140 ha tại huyện A Lưới…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ vị trí chiến lược và nguồn cung cải thiện rõ rệt.