Trái ngược với việc báo lãi lớn, tổng tài sản và tiền gửi khách hàng tại một số ngân hàng nhỏ như MSB, VietABank,… lại có xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm 2022.
Quý đầu năm, trái ngược với việc báo lãi ‘khủng’, tổng tài sản và tiền gửi khách hàng một số ngân hàng quy mô nhỏ lại có xu hướng giảm.
Tổng tài sản tại VietABank giảm mạnh
Trong số các ngân hàng có tổng tài sản giảm, VietABank có tổng tài sản giảm mạnh nhất 10% so với đầu năm, tương đương giảm hơn 10.000 tỷ đồng, xuống còn 91.001 tỷ đồng. Chủ yếu do tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 46% xuống còn 1.260 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác cũng đến giảm 35%, giảm còn 14.743 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm song lợi nhuận quý 1/2022 tại VietABank tăng trưởng đột biến 171% so với cùng kỳ năm trước đạt gần 340 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính là so thu nhập đột biến từ mảng hoạt động kinh doanh khác mang về 253 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 20,7 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận tăng đột biến 125% mang về 8,5 tỷ đồng.
Trong kỳ, thu nhập lãi thuần tăng 3,5% đạt hơn 251 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 12,5%. Trong khi đó, mảng mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh đều ghi nhận lỗ.
Xếp thứ hai là ngân hàng PGBank khi chỉ tiêu tổng tài sản sụt giảm gần 7%, tương đương giảm hơn 2.725 tỷ đồng, xuống còn 37.796 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng giảm 8% còn 25.362 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN giảm tới 48% chỉ còn hơn 538 tỷ đồng.
Trái ngược với tổng tài sản, quý 1/2022 với lợi nhuận trước thuế tại PGBank đạt 126,6 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021, tương đương 30% kế hoạch cả năm.
Một ngân hàng khác có tổng tài sản giảm khá đáng kể trong 3 tháng đầu năm là MSB. Tính đến 31/3/2022 tổng tài sản tại MSB cũng giảm 4% xuống còn 195.741 tỷ đồng. Chủ yếu do tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 59% ở mức hơn 1.258 tỷ đồng; tiền gửi tại TCTD cũng giảm 19% còn hơn 16.058 tỷ đồng và cho vay các TCTD khác cũng giảm 41% xuống còn 8.047 tỷ đồng.
Quý 1/2022, đạt lợi nhuận trước thuế tại MSB gần 1.495 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước do giảm đến 16% chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ.
Saigonbank là ngân hàng có tổng tài sản giảm tương đối lớn với 5% xuống còn 23.434 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 11% về mức hơn 471 tỷ đồng và tiền gửi tại TCTD khác giảm tới 25% xuống còn 3.924 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng tài sản tại LienVietPostBank cũng giảm 1,5% ghi nhận 284.918 tỷ đồng; tại Bac A Bank giảm 2% còn 117.078 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2022, BIDV là nhà băng có quy mô tài sản lớn nhất toàn hệ thống với hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2021. Đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là hai "ông lớn" VietinBank và Vietcombank với quy mô tổng tài sản là hơn 1,6 triệu tỷ đồng (tăng 8,6%) và hơn 1,4 triệu tỷ đồng (tăng 3,4%).
Tiền gửi khách hàng giảm
Ngoài tài sản, tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng trên cũng sụt giảm so với đầu năm.
Trong đó, ngân hàng Quốc Dân là ngân hàng có tiền gửi khách hàng giảm mạnh nhất 3 tháng đầu năm. Số dư tiền gửi khách hàng của ngân hàng tính đến 31/3/2022 là 59.649 tỷ đồng, giảm 7,6% so với đầu năm. Trong đó, tiền vàng gửi có kỳ hạn giảm 9% xuống 52.962 tỷ đồng.
Xếp sau là SeABank với 106.117 tỷ đồng tiền gửi khách hàng ghi nhận giảm trong những tháng đầu năm, tương đương giảm 3,3%. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn giảm 7% xuống 93.491 tỷ đồng và tiền gửi kí quỹ giảm tới 36% xuống còn 566 tỷ đồng.
Các ngân hàng còn lại góp mặt trong danh sách là LienVietPostBank giảm 2% còn 177.460 tỷ đồng; VietABank giảm 0,2% đạt 67.560 tỷ đồng; PGBank giảm 2,6% còn 27.357 tỷ đồng; Saigonbank giảm 0,5% ở mức 18.008 tỷ đồng và OCB giảm 0,3% ghi nhận hơn 98.485 tỷ đồng.
Hiện tại, dẫn đầu bảng là 3 "ông lớn" quốc doanh, trong đó BIDV là ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi nhất hệ thống với gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm 2021. Theo sau là Vietcombank và VietinBank với số dư tiền gửi khách hàng đều trên 1 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng lần lượt là 4,4% và 3,9% so với cuối năm trước.
Chỉ riêng 3 "ông lớn" trên, lượng tiền gửi đã đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm đến 48% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống.
Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tong-tai-san-va-tien-gui-cua-nhieu-ngan-hang-nho-sut-giam-d140256.html
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến hơn 12%/năm.