Phiên giao dịch diễn ra khá thận trọng do nhiều nhà đầu tư lo ngại lượng hàng giá rẻ đã về tới tài khoản, tuy nhiên đã không xảy ra hiện tượng bán tháo trên thị trường và các lệnh bán giá thấp lần lượt được hấp thu hết giúp VN Index duy trì đà tăng điểm gần như trong suốt phiên và kết thúc với mức tăng cao nhất. Thị trường đã có sự đồng thuận tăng của nhiều nhóm ngành với sự dẫn dắt của nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản...
Các nhà đầu tư đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi thị trường phục hồi tích cực trong phiên giao dịch ngày 9/12 giúp VN Index tiếp tục nối dài chuỗi tăng điểm lên 3 phiên liên tiếp.
Diễn biến phiên giao dịch :
Phiên giao dịch ngày 9/12 mở cửa trong trạng thái bán ra mạnh khiến chỉ số rơi xuống dưới tham chiếu. Tuy nhiên, lực mua cũng nhanh chóng trở lại kéo VN Index đi lên. Đến cuối phiên sáng, thị trường đã xác lập được đà tăng. Dù vậy, thanh khoản tiếp tục giảm sâu khiến nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng.
Phiên sáng nay, nhóm bất động sản, xây dựng tăng điểm khá tốt. Từ NVL, KDH, DXG đến BCM, NDN… đều tăng điểm.
Trong khi đó, nhóm chứng khoán và thép có sự phân hóa. Nếu như nhóm chứng khoán chứng kiến SSI, VCI, HCM… giảm điểm còn VND, SHS, VIX… tăng điểm. Nhóm thép lại chứng kiến HPG giảm điểm, và HSG, NKG tăng. Nhóm ngân hàng cũng kém sắc với khá nhiều mã giảm điểm như VCB, ACB, BID, TPB...
Dù thị trường vẫn tăng nhưng điểm quan tâm của nhiều nhà đầu tư lúc này là thanh khoản. Sáng nay, thanh khoản toàn thị trường thấp đột biến với gần 13 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 10,2 nghìn tỷ. Thanh khoản thấp khiến nhiều nhà đầu tư vẫn đặt ra câu hỏi về đà tăng bền vững của thị trường.
Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 5,31 điểm (0,37%) lên 1.458,18 điểm với 216 mã tăng và 194 mã giảm. HNX Index tăng 1 điểm (0,22%) lên 450,74 điểm với 104 mã tăng và 107 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,1 điểm (-0,09%) xuống 111,19 điểm.
Phiên giao dịch chiều với diễn biến tích cực khi chỉ số tiếp tục đi lên, trong đó nhiều nhóm ngành cùng tăng. Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường vẫn hạn chế. Khi phiên chiều khép lại, toàn thị trường có tới 653 mã tăng và chỉ 368 mã giảm.
Rổ VN30 cũng có tới 26 mã tăng điểm. Hàng loạt cổ phiếu thuộc các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, dầu khí, cao su, khu công nghiệp… đều tăng. Tuy nhiên, nhóm thép lại khá kém sắc khi HPG, HSG, TIS, TLH, VIS… đều giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chứng kiến nhiều mã tăng mạnh, nhất là ở nhóm bất động sản, xây dựng. Trong đó, FCN, TCH, CTD, BCM, DXS, PTC, CIG… cùng tăng trần.
Dù vậy, thanh khoản vẫn không được cải thiện. Trên cả 3 sàn, giá trị giải ngân chỉ đạt gần 24,2 nghìn tỷ, thấp nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Về khối ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 360 tỷ đồng, tập trung vào VIC, VHM, CTG, VRE…
Trên HOSE, các mã VIC, BCM, CTG, MSN, VHM, SSI, VCB… là động lực chính của VN Index. Trong khi đó, VPB, LCG, HPG, VCF, ITA, SAB, IDI, SJS… làm mất đi nhiều điểm số nhất.
Tại sàn Hà Nội, SHS, IDC, TIG, MBS, APS, IPA, DNP, API… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, KSF, CEO, L14, SDA, HTP, PVL, NVB, BAB… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/12, VN Index tăng 15,11 điểm (1,04%) lên 1.467,98 điểm với 321 mã tăng và 130 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 665,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 19,5 nghìn tỷ đồng. HNX Index tăng 2,79 điểm (0,62%) lên 452,53 điểm với 126 mã tăng và 106 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 93 triệu đơn vị, giá trị 2,6 nghìn tỷ đồng.
UPCoM Index tăng 0,62 điểm (0,56%) lên 111,91 điểm với 206 mã tăng và 132 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 81 triệu đơn vị, giá trị gần 2,1 nghìn tỷ đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/12 :
Thị trường đã có sự phục hồi tích cực trong phiên giao dịch ngày 9/12 giúp VN Index tiếp tục nối dài chuỗi tăng điểm lên 3 phiên liên tiếp. Trái với sự lo lắng của các nhà đầu tư khi lượng cổ phiếu giá rẻ đã về đến tài khoản, thị trường đã không xảy ra tình trạng bán tháo mà luôn duy trì đà tăng trong suốt phiên giao dịch và kết phiên với mức tăng cao nhất. Về mặt kỹ thuật, thị trường đã vượt qua được phiên giao dịch khó khăn nhất để tiếp tục đà hồi phục.
Thông tin mới xuất hiện vào chiều tối ngày 9/12 về Tập đoàn Evergrande chính thức vỡ nợ trái phiếu ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng đến kết quả phiên giao dịch đêm nay của chứng khoán Mỹ và nửa đầu phiên sáng mai của thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên với xung lực tăng tốt, thị trường sẽ sớm lấy lại được sự cân bằng và tiếp đà tăng điểm với sự dẫn dắt của một số mã lớn và sự phục hồi của nhóm chứng khoán, ngân hàng, dầu khí và nhiều nhóm ngành. Các nhà đầu tư có thể mở lại vị thê mua, lưu ý lựa chọn các mã có sẵn trong tài khoản để tận dụng ưu thế T+.
Theo Hoài Nam/ PetroTimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-nhanh-chung-khoan-ngay-912-vn-index-tiep-tuc-noi-dai-chuoi-phien-phuc-hoi-635358.html
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.