Bất động sản Biz

Tin nhanh chứng khoán ngày 6/12: Thêm một phiên giảm điểm mạnh, nhà đầu tư như ngồi "ghế nóng"

Thứ ba, 07/12/2021 | 07:21 Theo dõi BĐS Biz trên

Trên sàn HOSE, có tới 420 mã giảm điểm gấp 8 lần số mã tăng, trong đó có tới 59 mã giảm sàn. Áp lực bán trên diện rộng đè nặng khắp thị trường khiến VN Index giảm hơn 29 điểm lùi về mốc 1.414 điểm, HNX giảm 13,42 điểm xuống mốc 435,85 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có thêm một phiên giảm điểm mạnh với sắc đỏ và xanh “mắt mèo” tràn ngập thị trường.

Sau 2 phiên giảm điểm mạnh, VN Index đã mất gần 70 điểm và vốn hoá trên HOSE đã bốc hơi 265.000 tỷ đồng trong đó riêng phiên giao dịch ngày 6/12 đã giảm 115.000 tỷ đồng.

Diễn biến phiên giao dịch :

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 6/12 mở cửa trong trạng thái thận trọng, lực bán lấn át trên diện rộng khiến chỉ số đi xuống nhưng lực đỡ từ một số cổ phiếu trụ giúp thị trường không bị giảm sâu. Tuy nhiên, về cuối phiên sáng, lực bán bung ra mạnh mẽ khiến chỉ số lao dốc.

Trong phiên sáng, thị trường vẫn nghiêng hoàn toàn về bên giảm điểm khi cả 3 sàn đều chìm trong sắc đỏ với số mã giảm gấp 3 lần số mã tăng.

Thêm một phiên giảm điểm mạnh/Ảnh minh họa/tin nhanh chứng khoán

Ở các nhóm ngành, chỉ có bất động sản là có chút xanh nhẹ, còn lại đều bị sắc đỏ lấn át. Từ ngân hàng, chứng khoán, thép, đến dầu khí, bán lẻ, thủy sản, bảo hiểm… đều giảm điểm mạnh khi mà lực bán về cuối phiên ngày một gia tăng.

Một điểm đáng chú ý khác là thanh khoản vẫn ở mức vừa phải với giá trị giải ngân cả 3 sàn là khoảng 18 nghìn tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy các nhà đầu tư chưa muốn giải ngân mạnh mà vẫn chờ xem đâu là đáy để mua vào.

Tạm dừng phiên sáng, VN Index giảm 10,88 điểm xuống 1.432,44 điểm với 85 mã tăng và 360 mã giảm. HNX Index giảm 3,43 điểm (-0,76%) xuống 445,84 điểm với 51 mã tăng và 180 mã giảm. UPCoM Index giảm 1,1 điểm (-0,98%) xuống 111,01 điểm.

Phiên chiều vẫn diễn ra với áp lực bán mạnh mẽ và VN Index tiếp tục lao dốc. Theo đó, có lúc chỉ số đã rơi về vùng 1.400 điểm trước khi bật tăng nhẹ trở lại vào cuối phiên.

Phiên giao dịch chiều diễn ra với độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng mạnh hơn về bên giảm điểm. Kết phiên, trên cả 3 sàn chỉ có 159 mã tăng, trong khi có tới 943 mã giảm điểm, trong đó có tới 100 mã giảm sàn.

Đối với các cổ phiếu trụ cũng không khá hơn, khi rổ VN30 có tới 22 mã giảm và chỉ 5 mã tăng. Khi thị trường thật sự xuống thấp thì lực mua lại mạnh hơn, qua đó khiến thanh khoản được cải thiện với hơn 37,8 nghìn tỷ đồng. Trong khi toàn thị trường bán mạnh cổ phiếu, khối ngoại bất ngờ mua ròng gần 320 tỷ đồng. Lực mua tập trung vào VHM, SSI, VNM, VND...

Trên HOSE, các mã POW, SSI, VND, ITA, VIC, PDR, CRE, VCF… dẫn đầu về đóng góp điểm số cho VN Index. Trong khi đó, VCB, GAS, HPG, CTG, TCB, HDB, SAB, MBB… lại làm mất đi nhiều điểm số nhất.

Tại sàn Hà Nội, TIG, IPA, DTK, HTP, CMS, LDP, SJ1, KLF… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, THD, CEO, IDC, BAB, PHP, SHS, VCS, MBS… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/12, VN Index giảm 29,74 điểm (-2,06%) xuống 1.413,58 điểm với 54 mã tăng và 420 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 1.038,2 triệu đơn vị, giá trị gần 31,4 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 13,42 điểm (-2,99%) xuống 435,85 điểm với 30 mã tăng và 235 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 155,7 triệu đơn vị, giá trị gần 4,1 nghìn tỷ đồng. UPCoM Index giảm 2,92 điểm (-2,6%) xuống 109,19 điểm với 75 mã tăng và 288 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 117,8 triệu đơn vị, giá trị gần 2,4 nghìn tỷ đồng.

Nhận định phiên giao dịch ngày 7/12 :

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có thêm một phiên giảm điểm mạnh cả về mặt điểm số và khối lượng giao dịch dịch. Như vậy sau 2 phiên điều chỉnh, VN Index đã mất gần 70 điểm và vốn hoá thị trường đã bốc hơi sấp xỉ 265.000 tỷ đồng và các thành quả đạt được trong gần 2 tháng qua đã bị xoá hết.

Về mặt kỹ thuật, thị trường đã chính thức bước vào nhịp điều chỉnh và mốc hỗ trợ trong ngắn hạn sẽ là vùng 1.400 điểm.

Phiên giao dịch ngày 7/12 được nhận định thị trường sẽ có nhịp hồi phục kỹ thuật sau khi đã giảm sâu và đa số các cổ phiếu đã ở vùng giá khá hấp dẫn.

Tuy nhiên nếu dòng tiền tiếp tục nâng đỡ tốt thì rất có thể nhịp phục hồi sẽ là điểm tựa để chỉ số bật tăng trở lại. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp hồi của thị trường để canh bán nhằm bảo toàn các thành quả đầu tư.

Theo Hoài Nam/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-nhanh-chung-khoan-ngay-612-them-mot-phien-giam-diem-manh-nha-dau-tu-nhu-ngoi-ghe-nong-634978.html

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz