Bất động sản Biz

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Thống đốc lên tiếng việc ngân hàng lãi 'khủng'

Thứ bảy, 11/06/2022 | 08:39 Theo dõi BĐS Biz trên

Tuần qua, loạt tin ngân hàng như Agribank tiếp tục muốn thoái sạch vốn tại CMG; Ngân hàng Bản Việt được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.289 tỷ đồng; Thống đốc lý giải nguyên nhân giúp các ngân hàng lãi “khủng”;… gây chú ý tới thị trường tài chính.

Ngân hàng Agribank tiếp tục muốn thoái sạch vốn tại CMG
Agribank tiếp tục đăng ký bán toàn bộ hơn 2,9 triệu cổ phiếu CMG là một trong những tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Thị giá cổ phiếu CMG từ đầu năm trở lại đây. Nguồn: Trading View

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), ngày 9/6, Agribank đăng ký bán toàn bộ 2,9 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG), tương đương 2,67% vốn, theo phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến 29/6-28/7.

Kết phiên giao dịch ngày 10/6, giá cổ phiếu CMG ở mức 59.900 đồng/cp, nếu giao dịch hoàn tất Agribank dự kiến sẽ thu về khoảng 173 tỷ đồng.

Việc chuyển nhượng vốn của ngân hàng Agribank tại CMC nhằm thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về phương án sắp xếp lại công ty con và các khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Agribank.

Từ ngày 7/2 đến ngày 8/3, Agribank từng đăng ký bán hết toàn bộ 2,87% tổng số cổ phần nắm giữ, tương ứng 2,87 triệu cổ phiếu CMG nhưng bất thành, do giá thị trường của cổ phiếu CMG giảm dưới giá khởi điểm chuyển nhượng cổ phiếu theo quyết định ngày 7/4 - là 63.300 đồng/cp.

Sau đó, Agribank nhận cổ tức bằng cổ phiếu thêm 258.219 cổ phiếu, số lượng cổ phiếu CMG mà ngân hàng đang nắm giữ là hơn 3,12 triệu cổ phiếu.

Ngày 7/5-3/6, Agribank tiếp tục chào bán toàn bộ hơn 3,12 triệu cổ phiếu CMG sở hữu, tương đương 2,87% vốn của Tập đoàn công nghệ CMC. Tuy nhiên, kết thúc ngày 3/6, Agribank chỉ bán thành công 220.300 cổ phiếu và còn lại hơn 2,9 triệu cổ phiếu CMG. Phía ngân hàng cho biết lý do không hoàn tất giao dịch là giá thị trường giảm dưới giá khởi điểm chuyền nhượng cổ phần.

Rao bán 15 lần, Vietcombank giảm giá 18 tỷ đồng nợ thế chấp bằng bất động sản tại Lâm Đồng
Tin ngân hàng nổi bật tiếp theo là việc Vietcombank (HoSE: VCB) tiếp tục thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Việt Trường Sơn lần thứ 15. Đến hết 30/4/2021, tổng dư nợ của Việt Trường Sơn là hơn 33,3 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 12 tỷ đồng, nợ lãi 21,3 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tài sản gồm 5 quyền sử dụng đất và tài sản khác tại các địa chỉ số 5 Lý Thường Kiệt, phường 9, số 361B Nguyễn Tử Lực, phường 8; lô B50, B51 Khu quy hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, phường 6 và số 2/2 Lê Quý Đôn, Phường 5. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có quyền sử dụng đất tại thửa đất số 62A-62B tại phường Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Ở lần thông báo đấu giá thứ 15, Vietcombank đưa ra giá khởi điểm là 20,6 tỷ đồng, giảm hơn 18 tỷ đồng, tương đương 46% so với lần đầu tiên vào tháng 4/2020. Giữa các lần rao bán trước, mỗi lần đăng thông báo Vietcombank hạ giá khoản nợ trên từ 200 triệu đến hơn 4 tỷ đồng.

Công ty Việt Trường Sơn hoạt động từ năm 2006, địa chỉ tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy. Người đại diện pháp luật là ông Võ Văn Cang.

Ngân hàng Bản Việt được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.289 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận Ngân hàng Bản Việt tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.618 tỷ đồng theo 3 hình thức: Phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (tối đa 550,6 tỷ đồng); phát hành cho cổ đông hiện hữu (tối đa 917,7 tỷ đồng); và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (tối đa 150 tỷ đồng) đã được Đại hội đồng cổ đông Bản Việt thông qua vào ngày 08/04/202 vừa qua.

Sau khi hoàn tất việc phát hành này, tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng Bản Việt sẽ là 5.289 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng thêm được Ngân hàng Bản Việt phục vụ cho các hoạt động phát triển trung và dài hạn như đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới, …..

Về kế hoạch tài chính năm 2022, Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 27%, đạt 97.000 tỷ đồng; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 71.000 tỷ đồng, tăng 28%; dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng 15% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước); lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ, tăng 44%. Kế hoạch phát triển mạng lưới của ngân hàng tăng thêm 15 điểm giao dịch, nâng tổng số lên 131 đơn vị trên toàn hệ thống.

Thống đốc lý giải nguyên nhân giúp các ngân hàng lãi “khủng”
Ngày 9/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về xu hướng báo lãi khủng của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua bất chấp dịch bệnh Covid-19.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Theo đại biểu Lâm, khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, đối mặt với các gói nợ xấu thì cả hệ thống chính trị đã góp sức hỗ trợ với Nghị quyết 42 /2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV được cho là khá mạnh mẽ và hiệu quả. Ở chiều ngược lại, trong 2 năm qua ngành ngân hàng cũng đã hỗ trợ rất tích cực cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng cho biết, vẫn có ý kiến cho rằng mức độ chia sẻ của ngân hàng đối với doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng trong bối cảnh kinh tế đất nước trong 2 năm qua tăng trưởng thấp, rất nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản, ngừng hoạt động, rút khỏi thị trường, người dân gặp vô vàn khó khăn, lao đao vì dịch bệnh; nhiều khoản nợ ngân hàng không trả được, nợ tăng trở lại nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng.

"Thống đốc đánh giá và chia sẻ gì về sự đồng hành của ngân hàng đối với doanh nghiệp, nền kinh tế đất nước ta trong thời gian qua và giải pháp nào trong thời gian tới. Liệu đây là "nỗi oan Thị Kính" hay nỗi oan gì?", đại biểu Trần Văn Lâm nêu vấn đề.

Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã thực hiện theo sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước để đồng hành với doanh nghiệp và người dân. Từ khi đại dịch đến nay, các tổ chức tín dụng thực hiện miễn, giảm lãi vay và tổng số tiền giảm đến nay đạt 47.000 - 48.000 tỷ đồng.

Theo Thống đốc, đây là con số đáng được ghi nhận, bởi bản thân hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, hoạt động thu lợi từ lãi vay và các dịch vụ. Do đó việc chấp nhận giảm lãi vay đã thể hiện sự đồng hành của các tổ chức tín dụng với người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, hoạt động ngân hàng cũng gắn liền với rủi ro và nợ xấu có thể thường xuyên phát sinh, đây là vấn đề không thể tránh khỏi. Do đó, các tổ chức tín dụng cần có dự phòng cho việc xử lý các khoản nợ xấu này.

Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp của người dân. Các tổ chức tín dụng tham gia rất tích cực, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp và người dân có thể vay nợ trở lại, tiếp cận thêm khoản vay. Cùng với đó, nhờ thông tư tái cơ cấu khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ đã giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi, tiếp tục được vay vốn.

Về lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm rõ các ngân hàng là doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu kinh doanh. Nhưng khác với doanh nghiệp thông thường, số vốn điều lệ và quy mô tài sản của ngân hàng là rất lớn.

"Nếu như đến cuối 2020 toàn hệ thống tổ chức tín dụng tổng tài sản là 14 triệu tỷ đồng thì tính đến tháng 3/2022 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng lên đến hơn 16 triệu tỷ đồng; tín dụng khoảng 12 triệu tỷ và tài sản khoản 1,6-1,7 triệu tỷ", Thống đốc nói.

Do đó, Thống đốc cho rằng, nếu tính lợi nhuận sinh lời trên tổng tài sản như vậy thì không phải là lớn. Theo những số liệu tổng hợp được trên thị trường chứng khoán, đánh giá theo tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản hoặc tỷ lệ sinh lời trên vốn của các tổ chức tín dụng so với một số các doanh nghiệp ở các ngành khác thì không cao.

NHNN trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng quốc doanh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV. Trong đó có vấn đề triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD), xử lý các NHTM yếu kém.

Cụ thể, NHNN tiếp tục chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các TCTD trong việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt; theo dõi, giám sát tình hình xử lý nợ xấu cũng như kiểm soát chất lượng tín dụng của từng TCTD để kịp thời xử lý khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong đó các NHTM Nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các TCTD, tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các TCTD yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng gặp khó khăn bởi COVID-19.

Theo NHNN, vốn điều lệ của các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% tăng chậm hơn rất nhiều so với khối NHTM cổ phần, ảnh hưởng đến vai trò và thị phận trong toàn hệ thống.

Để năng cao năng lực tài chính, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.

Đối với ba NHTM mua bắt buộc và NHTM cổ phần Đông Á, NHNN thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở phê duyệt, NHNN đã và đang chỉ đạo các ngân hàng này khẩn trương hoàn thiện phương án cơ cấu lại.

Việc tái cơ cấu các TCTD là một vấn đề rất lớn mà ngàng ngân hàng đang tập trung triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn, hành lang pháp lý còn thiếu đồng bộ, nhất là trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành.

Định hướng trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tổ chứ triển khai Đề án tái cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2015, trong đó bao gồm tiếp tục triển khai thực hiện tăng vốn điều lệ cho các NHTM cổ phần Nhà nước; nâng cáo năng lực tài chính của các TCTD, ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối TCTD liên quan.

Gần 55.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong 4 tháng đầu năm 2022
Tin ngân hàng cuối cùng nổi bật tuần qua là thông tin về nợ xấu. Theo báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết từ năm 2021 đến nay, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 216.700 tỷ đồng nợ xấu.
Trong 4 tháng đầu 2022, tổng số dư nợ xấu được xử lý đạt 54.800 tỷ đồng, phần lớn là khách hàng trả nợ (23.600 tỷ đồng), chiếm 43% tổng nợ xấu được xử lý; sử dụng dự phòng rủi ro khoảng 14.200 tỷ đồng, chiếm 25,9% và bán nợ cho VAMC 11.400 tỷ đồng chiếm 20,9%.

Liên quan đến công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 5.670 tỷ đồng/tháng, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 - 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3.250 tỷ đồng/tháng)

Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 148.000 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý (trung bình từ 2012-2017 chỉ khoảng 22,8%). Trong đó, riêng năm 2021, đã xử lý được 48.300 tỷ đồng.

Theo Hoàng Long/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tin-ngan-hang-noi-bat-trong-tuan-thong-doc-len-tieng-viec-ngan-hang-lai-khung-d143673.html

Từ khóa: tin ngân hàng
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz