Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 9/2: Lợi nhuận quý 4/2021 của Nam A Bank giảm hơn 39% so với cùng kỳ 2020

Thứ tư, 09/02/2022 | 11:08 Theo dõi BĐS Biz trên

Lợi nhuận quý 4/2021 của Nam A Bank giảm hơn 39% so với cùng kỳ 2020

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã: NAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 với lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế giảm hơn 39% so với cùng kỳ 2020, xuống lần lượt 376 tỷ đồng và 298 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý 4/2021 của Nam A Bank giảm hơn 39% so với cùng kỳ 2020/Ảnh minh họa
Lợi nhuận quý 4/2021 của Nam A Bank giảm hơn 39% so với cùng kỳ 2020/Ảnh minh họa

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Nam A Bank đi lùi trong quý 4 là do chi phí dự phòng rủi ro cao gấp 2,5 lần cùng kỳ trong khi lợi nhuận thuần chỉ tăng nhẹ 5,9%.

Đi sâu vào từng mảng kinh doanh, thu nhập lãi thuần tăng mạnh 50,6% lên gần 1.295 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng hơn 70%, mang về 73 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư cũng khởi sắc, tạo ra lần lượt 15 tỷ và 166 tỷ lãi thuần.

Trong quý 4/2021, tổng thu nhập hoạt động ngân hàng đạt 1.553 tỷ, tăng 22,5%. Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng 52,7% khiến lợi nhuận thuần chỉ nhích nhẹ 5,9% lên gần 865 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước và sau thuế của NamABank đạt lần lượt 1.799 và 1.434 tỷ đồng, tăng 79% so với năm trước và vượt 28% kế hoạch đề ra.

Lợi nhuận cả năm của ngân hàng tăng mạnh nhờ thu nhập hoạt động năm 2021 tăng gần 51% với hầu hết mảng kinh doanh chính đều diễn biến tích cực. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng gần 65% lên mức kỷ lục 4.283 tỷ; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và chứng khoán đầu tư tăng lần lượt 77% và 39%, mang về 208 tỷ và 273 tỷ.

Dù cả chi phí hoạt động và và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đều tăng nhanh nhưng Nam A Bank vẫn đạt được con số lợi nhuận kỷ lục và vượt khá xa mục tiêu đưa ra hồi đầu năm.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản ngân hàng tăng 14,1% trong năm 2021 lên 153.238 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,1% đạt gần 102.653 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, nợ xấu nội bảng của ngân hàng ở mức 1.613 tỷ, chiếm 1,57% tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là gần 1.100 tỷ, tăng 135%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ mức 114% xuống còn 79,5%.

SMBC rút khỏi Eximbank sau gần15 năm gắn bó

Hôm qua 8/2, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) ban hành nghị quyết về việc chấm dứt trước thời hạn đối với thỏa thuận liên minh chiến lược ký kết ngày 27-11-2007 với đối tác Nhật Bản là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC).

Quyết định chấm dứt hợp tác chiến lược nói trên được căn cứ theo đề nghị của cổ đông SMBC ngày 5-1. HĐQT Eximbank cũng thống nhất giao chủ tịch HĐQT tổ chức thực hiện các thủ tục về việc chấm dứt thỏa thuận chiến lược giữa ngân hàng và đối tác Nhật đã ký trước đó.

Được biết, Ngân hàng của Nhật Bản trở thành cổ đông lớn tại Eximbank từ thời gian trên khi nắm giữ 15% cổ phần. Trong giai đoạn đầu hợp tác, SMBC hỗ trợ Eximbank lập kế hoạch phát triển ngân hàng bán lẻ trung và dài hạn, biệt phái chuyên gia sang Việt Nam để triển khai các dự án mới, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, cho vay. Ngân hàng Nhật Bản cũng tư vấn, lập kế hoạch cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và đào tạo nhân sự.

Chủ tịch Eximbank Yasuhiro Saitoh được giao thực hiện các thủ tục chấm dứt thoả thuận liên minh giữa hai bên. Ông Yasuhiro Saitoh trước đây là nhân sự của SMBC, được đề cử vào Hội đồng quản trị Eximbank từ 2016, nhưng ba năm sau SMBC cho biết ông "không còn là một viên chức, nhân viên, người được uỷ nhiệm hay đại diện của SMBC".

SMBC rút khỏi Eximbank trong bối cảnh mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông của ngân hàng vẫn chưa đi đến hồi kết. Liên tục từ năm 2019 đến nay, điệp khúc "tổ chức" rồi "bất thành" được lặp lại với các phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên.

Eximbank dự kiến họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần thứ hai vào tuần sau để bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025. Phiên họp này cũng sẽ trình bày lại báo cáo hoạt động từ năm 2018-2020 do chưa được thông qua trước đó.

Lục đục nội bộ khiến kết quả kinh doanh của Eximbank sa sút. Trong khi những ngân hàng khác đua nhau báo lãi kỷ lục thì năm ngoái Eximbank chỉ lãi trước thuế 1.205 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Kết quả này không hoàn thành mục tiêu lãi trước thuế công bố hồi đầu năm là 2.150 tỷ đồng và điều chỉnh còn 1.300 tỷ đồng trong ngày cuối năm.

Eximbank năm nay lên kế hoạch tham vọng với mức lãi trước thuế 2.500 tỷ đồng, hơn gấp đôi năm trước. Kế hoạch tổng tài sản và dư nợ tín dụng lần lượt tăng 7,8% và 6,5%, lên 166.000 tỷ đồng và 138.600 tỷ đồng.

Ngân hàng “xoay xở” giảm gánh nặng phí tin nhắn SMS

Với mức chi phí SMS quá lớn, các ngân hàng đang đẩy mạnh khuyến khích khách hàng chuyển sang các hình thức khác thay thế như nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (APP) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP. Đặc điểm chung của các hình thức này là có độ bảo mật cao và đều miễn phí. Thông báo số dư qua APP còn có thể hiển thị bằng tiếng Việt có dấu và có thể nhận ở nước ngoài mà không cần roaming.

Ngân hàng “xoay xở” giảm gánh nặng phí tin nhắn SMS
Ngân hàng “xoay xở” giảm gánh nặng phí tin nhắn SMS

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu xác thực giao dịch bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS truyền thống, hạn mức giao dịch tối đa chỉ là 100 triệu đồng/giao dịch, nhưng nếu xác thực bằng Smart OTP, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên tới cả tỷ đồng/giao dịch.

Đối với thông báo số dư, ngoài việc khuyến khích khách hàng nhận thông báo qua APP miễn phí, các ngân hàng cũng đã thực hiện thu phí thông báo thay đổi số dư qua SMS theo bậc thang. Ví dụ, từ tháng 09/2020, Techcombank thu phí từ 12.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 0 – 15 SMS) đến 75.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 61 SMS trở lên).

Hay mới đây, từ ngày 01/01/2022, Vietcombank và BIDV cũng thực hiện thu phí thông báo số dư qua tin nhắn SMS theo bậc thang. Cụ thể, Vietcombank thu phí từ 10.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận dưới 20 SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 100 SMS trở lên). BIDV thu phí 9.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 0 – 15 SMS) đến 70.000 đồng/tháng (đối với khách hàng nhận từ 101 SMS trở lên).

Đại diện của Vietcombank chia sẻ: “Chúng tôi đã gửi tin nhắn SMS thông báo về việc thay đổi chính sách phí tới từng khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng để khách hàng nắm thông tin và chủ động lựa chọn dịch vụ thông báo số dư phù hợp với nhu cầu”.

Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-92-loi-nhuan-quy-42021-cua-nam-a-bank-giam-hon-39-so-voi-cung-ky-2020-641307.html?

NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025

NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025

Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh có 6 năm gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và 17 năm công tác tại LPBank.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ 'bốc hơi' 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ "bốc hơi" 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi 'đón' cổ đông lớn gia nhập?

Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi "đón" cổ đông lớn gia nhập?

CTCP Phát Đại Cát vừa trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã: SGB) với gần 10% vốn điều lệ.
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Bất động sản Biz