Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; Học sinh, sinh viên được vay tối đa 10 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm để mua thiết bị học tập; Năm 2022, TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 8.200 tỷ …là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
BAC A BANK miễn toàn bộ phí dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) vừa công bố chính sách phí mới. Theo đó, từ ngày 7/4/2022, ngân hàng sẽ miễn toàn bộ phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và phí dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking/Mobile Banking).
Đáng chú ý, BAC A BANK chính thức miễn phí cho mọi giao dịch chuyển tiềntrong và ngoài hệ thống (bao gồm chuyển khoản qua Internet Banking/Mobile Banking và chuyển tiền qua số tài khoản/số thẻ tại ATM). Với chính sách này, khách hàng có thể thoải mái giao dịch mà không lo về phí, góp phần đẩy mạnh hình thức thanh toán không tiền mặt theo khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các khách hàng thường xuyên có nhu cầu tiền mặt, BAC A BANK cũng áp dụng chính sách miễn phí rút tiền tại ATM trong và ngoài hệ thống với mọi hạn mức giao dịch. Như vậy, cả chuyển tiền và rút tiền - hai loại hình giao dịch phổ biến được khách hàng sử dụng nhiều nhất - đều được ngân hàng này 100% không tính phí.
Song song với đó, một loạt các loại phí dịch vụ của ngân hàng điện tử và thẻ ghi nợ nội địa tại BAC A BANK vẫn tiếp tục được duy trì mức phí “0 đồng” như: Phí đăng ký, duy trì dịch vụ; phí thường niên; phí truy vấn số dư, sao kê hay đổi mã PIN.
Riêng dịch vụ SMS Banking, BAC A BANK có sự điều chỉnh phí thành 10.000 đồng/tháng/khách hàng (chưa bao gồm VAT) - theo đó khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ và tiện ích mới như không giới hạn số lượng tin nhắn và độ dài tin nhắn nhận được, chủ động lựa chọn đăng ký nhận tin nhắn theo dịch vụ, được hưởng ưu đãi 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng điện tử và phí dịch vụ thẻ, được nhận ưu đãi tại các cửa hàng TH true mart khi thanh toán bằng thẻ của BAC A BANK.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có công văn số 1976/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động.
Theo đó, qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn hoạt động, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm một số nội dung:
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022 và Công văn số 8872/NHNN-TTGSNH ngày 16/12/2021.
Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2022, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN.
Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và/hoặc chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng, trong đó tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
Cùng với đó, để chuẩn bị việc xây dựng Phương án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 của TCTD, các TCTD thực hiện đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động đến ngày 31/12/2021, thời điểm gần nhất và rà soát tình hình, kết quả thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn số 836/NHNN-TTGSNH ngày 21/2/2022.
Học sinh, sinh viên được vay tối đa 10 triệu đồng, lãi suất 1,2%/năm để mua thiết bị học tập
Theo Quyết định số 09/20222/QĐ-TTg vừa ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.
Quyết định sẽ hướng đến các học sinh sinh viên khó khăn, không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện để đáp ứng như cầu học trực tuyến và các trường hợp chưa được hưởng chính sách hỗ trợ công cụ, máy móc trước đó.
Mức vốn hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên.
Lãi suất cho vay1,2%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Tại thời điểm vay vốn, nếu sinh viên có thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên, thời hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học.
Thời điểm giải ngân không vượt quá ngày 31/12/2023.
Vốn sẽ được cho vay thông qua phương thức cho vay hộ gia đình, đại diện gia đình học sinh, sinh viên sẽ đứng tên vay vốn. Trường hợp học sinh, sinh viên đã đủ 18 tuổi có thể vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi trường đặt trụ sở.
Chính sách tín dụng này là một phần của gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Trước đó, các cơ quan ban ngành cùng nhiều tổ chức cũng đã có các chính sách nhằm hỗ trợ việc học trực tuyến của học sinh và sinh viên trong thời điểm dịch bệnh.
Năm 2022, TPBank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 8.200 tỷ
Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tiết lộ kế hoạch kinh doanh năm 2022 trong tài liệu ĐHCĐ. Ngân hàng này sẽ tiến hành tổ chức ĐHCĐ vào ngày 26/4 tới đây.
Theo kế hoạch được công bố trong tài liệu ĐHCĐ, năm 2022 tổng tài sản của TPBank mục tiêu đạt 350.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng giá trị huy động là 292.579 tỷ, tương đương với mức tăng trưởng 12% so với năm trước, trong đó tiền gửi khách hàng tăng trưởng 15% và đạt mức 201.212 tỷ đồng. Dự nợ cho vay và trái phiếu dự kiến đạt 188.800 tỷ đồng và theo hạn mức do NHNN giao. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021 và đạt 8.200 tỷ đồng.
Năm 2021, TPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp trong hệ thống, chỉ 0,81%. Trong năm 2022, nhà băng này tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ này ở mức thấp dưới 1,5%
Trong ĐHCĐ năm nay, HĐQT của TPBank cũng sẽ trình cổ đông mức dự trù ngân sách hoạt động của HĐQT trong năm 2022, dự kiến tăng hơn 31% so với năm ngoái.
Hiện tại vốn điều lệ của TPBankđạt hơn 15.800 tỷ đồng và ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ gần 5.300 tỷ trong năm 2022. Theo đó, sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn, vốn điều lệ của TPBank sẽ lên hơn 21.000 tỷ đồng.
Cụ thể, TPBank dự kiến phát hành hơn 527 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện 3:1 (cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Cổ phiếu phổ thông phát hành cho cổ đông hiện hữu không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn vốn thực hiện từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận để lại chưa phân phối theo BCTC năm 2021 đã kiểm toán. Lợi nhuận để lại chưa phân phối của TPBank là gần 4.100 tỷ đồng.
Thời gian phát hành cổ phiếu để tăng vốn dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Số vốn tăng thêm sẽ được TPBank đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ thống thông tin và mở rộng mạng lưới; bổ sung vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn; bổ sung vốn hoạt động cho Ngân hàng và các hoạt động phi tín dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế.
Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-74-bac-a-bank-mien-toan-bo-phi-dich-vu-the-va-ngan-hang-dien-tu-647227.html
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại Công văn số 3506/UBND-KTN ngày 01/7/2024, Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 207/QĐ-TTr Thanh tra toàn diện dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.