Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 3/3: Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí SMS Banking là 11.000 đồng/tháng

Thứ năm, 03/03/2022 | 09:23 Theo dõi BĐS Biz trên

Sacombank miễn phí tất cả giao dịch chuyển tiền trực tuyến; Agribank ưu đãi lãi suất 4% cho vay ngắn hạn với khách hàng doanh nghiệp lớn…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí SMS Banking là 11.000 đồng/tháng

Thanh toán trực tuyến trong thời gian qua gia tăng đột biến, đó là một trong những lý do khiến chi phí tin nhắn SMS banking tăng cao.

Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí SMS Banking là 11.000 đồng/tháng/Ảnh minh họa
Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí SMS Banking là 11.000 đồng/tháng/Ảnh minh họa

Theo thống kê từ các ngân hàng, 70% lượng tin nhắn là thông báo biến động số dư, số còn lại là tin nhắn mã OTP.

Ước tính, một ngân hàng cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15-20 triệu SMS, trong khi ngân hàng tầm trung trở lên là 50-80 triệu SMS mỗi tháng. Tạm tính theo giá kể trên, một ngân hàng quy mô nhỏ sẽ phải trả cho doanh nghiệp viễn thông 7,5-9 tỷ đồng/tháng, trong khi số phải trả của ngân hàng tầm trung trở lên là 25-40 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã thay đổi cách thu phí SMS khiến người dùng phải bỏ ra số tiền gấp 2, 3 thậm chí 7 lần mức thu trước đây. Điều này gây bức xúc cho khách hàng, đòi hỏi ngân hàng và nhà mạng phải tìm ra hướng thu phí phù hợp hơn.

Tại cuộc họp mới đây do Cục Viễn thông và Hiệp hội ngân hàng chủ trì, đã có nhiều ý kiến đề xuất cách thu phí mới, chẳng hạn như tính theo sản lượng, thay đổi phương án tính, công thức tính hay cấu trúc giá tin nhắn SMS. Sau cuộc họp, các ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất được phương án thu phí chung là 11.000 đồng/tháng.

Theo Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông "Cuối cùng thì các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại cũng đã thống nhất được phương án 11.000 đồng đã bao gồm thuế VAT, không giới hạn số tin nhắn với sự đồng thuận của các ngân hàng. Mức phí này thì nó sẽ giúp thúc đẩy người dân không ngần ngại thanh toán không dùng tiền mặt khi mà họ bị giới hạn và trải nghiệm thì thuận lợi".

Sacombank miễn phí tất cả giao dịch chuyển tiền trực tuyến

Từ ngày 1/3/2022, Sacombank triển khai chính sách miễn phí giao dịch chuyển tiền trực tuyến dành cho tất cả khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking và ứng dụng Sacombank Pay.

Theo đó, khách hàng cá nhân sẽ được miễn phí mọi giao dịch chuyển tiền qua Internet Banking, Mobile Banking và Sacombank Pay với hạn mức chuyển tiền lên đến 10 tỷ đồng/giao dịch/ngày. Đặc biệt, khách hàng sử dụng Combo 4.0 tại Sacombank còn được miễn phí phát hành/thường niên Thẻ thanh toán, miễn phí báo giao dịch tự động trên Sacombank Pay và miễn phí quản lý tài khoản.

Bên cạnh đó, Sacombank còn miễn phí một số dịch vụ trên ứng dụng Sacombank Pay như mở tài khoản số đẹp, rút tiền mặt bằng QR tại ATM, miễn phí duy trì dịch vụ và phí quản lý tài khoản mà không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu.

Việc Sacombank triển khai chính sách miễn phí mọi giao dịch trực tuyến đã góp phần thúc đẩy chủ trương thanh toán không tiền mặt của Chính phủ đồng thời là nỗ lực của Sacombank trong việc tiến đến mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hiện đại bậc nhất, luôn đi đầu trong việc ra mắt các sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí trải nghiệm của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Agribank ưu đãi lãi suất 4% cho vay ngắn hạn với khách hàng doanh nghiệp lớn

Nhằm hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn.

Agribank ưu đãi lãi suất 4% cho vay ngắn hạn với khách hàng doanh nghiệp lớn/Ảnh minh họa
Agribank ưu đãi lãi suất 4% cho vay ngắn hạn với khách hàng doanh nghiệp lớn/Ảnh minh họa

Theo đó, từ ngày 01/3/2022, khách hàng doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn 4,0%/năm để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Đối tượng của chương trình là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ theo các tiêu chí của Agribank. Bên cạnh việc được hưởng lãi suất vay ưu đãi, khách hàng còn được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm phí dịch vụ khác, đồng thời sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của Agribank như: Tiền gửi có kỳ hạn, Chi trả lương qua tài khoản, Nhờ thu tự động, Nộp thuế điện tử, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, Thẻ, POS, E-Banking, Bảo hiểm,…

Song song với chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn, Agribank vẫn tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi khác hỗ trợ khách hàng như: 100.000 tỷ đồng đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19; 15.000 tỷ đồng và 600 triệu USD tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu; 30.000 tỷ đồng đối với khách hàng SMEs; 20.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị; 25.000 tỷ đồng cho vay thấu chi đối với khách hàng trả lương qua tài khoản Agribank.

Chương trình tín dụng ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn được triển khai đến hết ngày 31/12/2022 hoặc đến khi hết quy mô của Chương trình và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-33-ngan-hang-va-nha-mang-thong-nhat-thu-phi-sms-banking-la-11000-dongthang-643635.html

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt ra hàng loạt kế hoạch để gỡ khó trước bối cảnh khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, khiến trích lập dự phòng lớn, nguồn vốn mất cân đối, gánh nặng nợ vay cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.
Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Ngoài sự sụt giảm của kết quả kinh doanh, dòng tiền âm thì Phục Hưng Holdings cũng đang "đau đầu" với khoản phải thu chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

3 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) lãi sau thuế hơn 4.600 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%, tỷ lệ liên đới CIC của ngân hàng có xu hướng tăng.
Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG), một doanh nghiệp môi giới BĐS phía Nam đang đối diện với tình trạng kinh doanh ảm đạm, nhiều lần xin khất kỳ hạn đáo hạn trái phiếu.
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Bất động sản Biz