Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 15/2: Bán lẻ, cho vay bất động sản sẽ giúp ngân hàng sống khỏe

Thứ ba, 15/02/2022 | 10:19 Theo dõi BĐS Biz trên

MSB dự kiến giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% trong quý 1/2022; ACB chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Bán lẻ, cho vay bất động sản sẽ giúp ngân hàng sống khỏe

Kinh tế phục hồi sẽ mở ra cho các ngân hàng nhiều dư địa tăng trưởng, trong đó mảng tăng trưởng đột phá được nhiều ngân hàng kỳ vọng là tín dụng bán lẻ. Đây cũng là “trận địa” mà các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt. Thẻ, cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, bảo hiểm… đang được các ngân hàng chạy đua cạnh tranh ráo riết.

Bán lẻ, cho vay bất động sản sẽ giúp ngân hàng sống khỏe/Ảnh minh họa
Bán lẻ, cho vay bất động sản sẽ giúp ngân hàng sống khỏe/Ảnh minh họa

Bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ VIB cho biết, trong 5 năm qua, mảng ngân hàng bán lẻ của VIB đã tăng trưởng 30 lần về lợi nhuận. Năm 2022, ngân hàng này tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao mảng bán lẻ. Theo đó, ngoài tăng trưởng tín dụng, VIB còn tập trung vào mục tiêu cải thiện tỷ lệ CASA, tăng thị phần bảo hiểm… “Bức tranh kinh tế năm nay sẽ là cơ hội để những doanh nghiệp có nền tảng tốt khẳng định vị thế dẫn đầu”, bà Hương nhận định.

Trong khi đó, lãnh đạo VPBank (ngân hàng bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi Covid-19) cũng lạc quan cho rằng, năm 2022, tất cả phân khúc chiến lược của ngân hàng này sẽ quay lại đường ray tăng trưởng, như tín dụng tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Đặc biệt, trong bán lẻ, mảng cho vay bất động sản ngày càng được nhiều ngân hàng coi trọng. Dù NHNN chủ trương siết chặt tín dụng đầu cơ bất động sản, song lại khuyến khích tín dụng bất động sản phục vụ đời sống.

“Trong tín dụng bán lẻ, chúng tôi xác định cho vay mua nhà là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng tôi thực hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục, không lệ thuộc vào một doanh nghiệp nào, loại hình nào hay địa bàn nào để tránh rủi ro. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên tục rà soát để đảm bảo quản trị tốt rủi ro tín dụng bất động sản”, đại diện VPBank cho biết.

Theo đánh giá của Dragon Capital, mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam ngày càng được chú trọng do ở giai đoạn phát triển sơ khai, còn nhiều dư địa phát triển. Mặt khác, việc dịch chuyển sang bán lẻ cũng sẽ nâng cao biên lợi nhuận và mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho ngân hàng.

MSB dự kiến giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% trong quý 1/2022

Ngày 14/2, thông tin từ Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cho biết, dự kiến trong quý I/2022, MSB sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% khi thu hồi được các khoản nợ xấu của năm 2021.

Theo Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh, ngân hàng hiện có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tương đối cao ở mức 95%, tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 3% tại thời điểm 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,15%.

Trong năm 2022, lãnh đạo MSB tiết lộ bên cạnh mảng tín dụng tập trung vào bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), ngân hàng sẽ tiếp tục thúc đẩy các mảng hoạt động thu phí, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ để góp phần tăng trưởng mạnh tiền gửi không kỳ hạn (CASA), giảm chi phí vốn và giảm chi phí trên thu nhập (CIR).

Về kế hoạch tăng vốn và chia cổ tức, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn MSB sẽ xin Đại hội đồng cổ đông thông qua và triển khai trong 2022; trong đó, ngân hàng đang hướng đến các nguồn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và đang làm việc với một số bên để có kế hoạch cụ thể.

MSB đặt mục tiêu năm 2022 đạt quy mô tài sản 233 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng. Ông Linh kỳ vọng trong năm 2022 MSB sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng ở mức trên 20%.

Kết thúc năm 2021, MSB đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận trước thuế đạt 5.088 tỷ đồng, gấp đôi năm trước; thu nhập ngoài lãi tăng mạnh; CASA nằm trong Top 3 thị trường.

Trong đó, đáng chú ý là sự bứt phá rõ rệt của thu thuần ngoài lãi với mức đóng góp 4.372 tỷ đồng, tăng hơn 85%, chiếm tỷ trọng hơn 40% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Sự tăng trưởng này đến từ hai mảng chính là thu phí và kinh doanh ngoại hối.

ACB chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE

Ngày 14/02/2022, ACB chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE cùng việc thành lập Khối ngân hàng số.

ACB chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE
ACB chính thức ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE

Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi lớn của ACB trong "số hóa" hoạt động kinh doanh, đồng thời hướng đến mục tiêu đơn giản, hiện đại và tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng.

Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc ACB khẳng định: "Bên cạnh thế mạnh kinh doanh theo mô hình ngân hàng truyền thống, ACB quyết tâm xây dựng Ngân hàng số ACB ONE trở thành hướng kinh doanh mũi nhọn giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận, thúc đẩy ngân hàng phát triển theo kịp xu hướng dịch vụ số của ngành tài chính ngân hàng. Thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE sẽ góp phần xây dựng hình ảnh một ACB trẻ trung, năng động, luôn sáng tạo và đổi mới trên thị trường".

Thông qua bộ nhận diện thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE, trong đó với ONE mang ý nghĩa Online "N" Exciting, ACB mong muốn giúp khách hàng chủ động hoàn toàn về thời gian và không gian khi giao dịch; từ đó dễ dàng tận hưởng những giây phút quý báu đầy hứng thú trong cuộc sống. Logo ACB ONE được thiết kế sáng tạo với chữ "N" cách điệu từ biểu tượng dòng tiền IN-OUT, thể hiện thông điệp giao dịch nhanh chóng tiện lợi. Đặc biệt, nhân vật đại diện cho ACB ONE mang hình tượng gần gũi, sinh động, hiện đại, truyền tải tinh thần thương hiệu "sống nhẹ thêm vui", là điểm nhấn cho đợt ra mắt thương hiệu lần này.

ACB ONE sở hữu giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng dành cho mọi lứa tuổi; cùng các tính năng đáp ứng nhu cầu giao dịch hiện đại như mở thẻ online; rút tiền mặt tại ATM bằng QR code; chuyển khoản bằng QR code; mua bảo hiểm Sunlife;…

Chào đón việc ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE, ngoài việc trải nghiệm giao diện, hình ảnh, tên gọi mới của các sản phẩm ngân hàng số theo bộ nhận diện mới, khách hàng cá nhân sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch qua ACB ONE: miễn phí dịch vụ và phí thường niên ACB ONE; miễn phí chuyển tiền online tất cả ngân hàng (áp dụng Tài khoản eBIZ, ECO Plus, Thương Gia và Ưu Tiên); tặng lãi suất lên đến 0,5%/năm khi gửi tiết kiệm trên ACB ONE; cùng hàng ngàn mã ưu đãi khi thực hiện thanh toán qua ACB ONE.

Huy Tùng (t/h)/Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-152-ban-le-cho-vay-bat-dong-san-se-giup-ngan-hang-song-khoe-641889.html

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz