VietinBank chào bán khoản nợ hơn 31 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Cầu 12; HSBC tăng thu nhập nhân viên lên trên 62 triệu đồng/tháng trong năm 2021; Năm 2021, lợi nhuận HDBank đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39%... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Sacombank đã xử lý và thu hồi được gần 72.000 tỷ đồng nợ xấu
Theo cập nhật kết quả họat động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank ). Trong năm 2021 vừa qua, quy mô hoạt động của Sacombank tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản hợp nhất đạt 521.117 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó tài sản có sinh lời tăng 8,9%. Tổng huy động đạt 464.521 tỷ đồng với gần 97% huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Dư nợ tín dụng đạt 388.216 tỷ đồng, tăng 14%, phù hợp với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước giao.
Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh, gần 14.100 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng (trong đó thuộc Đề án gần 11.800 tỷ đồng) được thu hồi, xử lý trong năm. Nếu tính cả những khoản nợ đã bán tài sản để xử lý khoản vay thành công và đang thu theo tiến độ, thì tổng doanh số thu hồi và xử lý nợ trong năm 2021 đạt hơn 22.100 tỷ đồng, một con số ấn tượng và vượt xa so với con số kế hoạch 10.000 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm.
Nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm gần 20% so với năm trước và tỉ lệ nợ xấu hợp nhất được kéo giảm về 1,47%. Hiệu quả kinh doanh cải thiện tích cực, trong đó thu thuần dịch vụ đạt hơn 4.300 tỷ đồng, tăng 16% với sự đóng góp khá lớn từ mảng bảo hiểm, thẻ và ngân hàng điện tử. Chi phí điều hành được kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ lãi dự thu theo Đề án 8.260 tỷ đồng, tăng 46,6% và vượt 87,9% so với mục tiêu tại Đề án.
Các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định và cải thiện tích cực, đặc biệt là hệ số CAR luôn duy trì trên mức 9%, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu an toàn hoạt động và khai thác hiệu quả nguồn vốn. Quy mô khách hàng thường xuyên giao dịch của Sacombank đến cuối năm 2021 chạm mốc gần 10 triệu.
Sau gần 5 năm tập trung tái cơ cấu, Sacombank đã xử lý dứt điểm phần lớn các vấn đề tồn tại, vượt tiến độ các mục tiêu trọng yếu và đang bứt phá để hoàn thành trước thời hạn của Đề án. Cụ thể, Sacombank đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án; đặc biệt đã xử lý được gần 15.900 tỷ đồng lãi dự thu khoanh, tương đương giảm 73,7%.
VietinBank chào bán khoản nợ hơn 31 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Cầu 12
Mới đây, VietinBank - Chi nhánh Chương Dương thông báo xử lý khoản nợ/TSBĐ của Công ty Cổ phần Cầu 12 (Cầu 12). Khoản nợ có giá trị tính đến ngày 15/03/2022 là hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc gần 20,3 tỷ đồng, nợ lãi 7,5 tỷ đồng và lãi phạt quá hạn 3,3 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất tại 463 Nguyễn Văn Linh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. Cụ thể là toàn bộ tài sản gắn liền với đất, hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền trên thửa đất có diện tích 4.586 m2 (phần đất nằm ngoài chỉ giới đường quy hoạch) tại địa chỉ trên gồm: Nhà bê tông 4 tầng, diện tích xây dựng 575 m2; Nhà bê tông 3 tầng, diện tích xây dựng 268 m2; Nhà bê tông 2 tầng diện tích xây dựng 85 m2; Nhà cấp 4 diện tích xây dựng 1.206 m2.
Cầu 12 có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Cầu 12 - Cienco 1 tiền thân là Đội chủ lực Cầu 2, được thành lập tại Mai châu, Hòa Bình ngày 17/08/1952, là đơn vị xây dựng cầu đầu tiên của Việt Nam.
Công ty Cổ phần Cầu 12 gắn liền với hàng trăm cây cầu lớn nhỏ trên khắp cả nước và cả nước bạn Lào. Từ các cây cầu thô sơ như: Nà Phặc, Chợ Mới, Việt Trì, Trại Cau đến các cây cầu tầm cỡ, hiện đại và tiên tiến bậc nhất như Cầu quay sông Hàn, Vĩnh Tuy, Mỹ Thuận, Chà Và, Thị Lại, Cao Lãnh...
Cầu 12 có vốn điều lệ 48,5 tỷ đồng, với 3 cổ đông lớn 56,16% vốn gồm Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông nắm 19,6%, CTCP TM Nước giải khát Khánh An nắm 18,56% và CTCP Đầu tư và Vận tải Việt Nam nắm 18%.
Cầu 12 không công bố báo cáo tài chính từ năm 2019 đến nay. Năm 2018, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 302 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với 2017. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,4 tỷ đồng, giảm 75%. Đáng chú ý, việc hoạt động xây lắp của Cầu 12 không tạo ra lợi nhuận và phải trông cậy vào hoạt động thanh lý tài sản.
HSBC tăng thu nhập nhân viên lên trên 62 triệu đồng/tháng trong năm 2021
Mới đây, Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC) đã công bố báo cáo tài chính năm 2021. Theo báo cáo, thu nhập bình quân nhân viên năm 2021 của HSBC là 62,25 triệu đồng/tháng, tăng so với mức 58,75 triệu đồng/tháng năm 2020.
Trong năm chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lợi nhuận trước thuế của HSBC đã sụt giảm 17% so với năm 2020 xuống còn 1.647 tỷ đồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp HSBC ghi nhận lợi nhuận sụt giảm. Lợi nhuận của ngân hàng nước ngoài này từng đạt tới hơn 3.000 tỷ đồng năm 2018.
Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận chủ yếu do thu nhập lãi thuần kém khả quan và ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần năm 2021 của HSBC Việt Nam đạt 2.505 tỷ đồng, giảm 15% so với năm trước. Trong khi đó, các hoạt động kinh doanh khác lại có kết quả khả quan hơn: lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 14% đạt 783 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh 53% lên 1.059 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác có lãi 113 tỷ, tăng 5,3%.
Chi phí hoạt động của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 3,8% trong năm qua lên 2.534 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.925 tỷ.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng của HSBC tăng vọt lên 279 tỷ đồng, gấp 11 lần so với năm 2020. Đây cũng là mức trích lập lớn nhất trong 7 năm trở lại đây của nhà băng này.
Trong năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng tăng 27% lên hơn 163.700 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,4% lên 54.981 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 31,1% lên 146.104 tỷ đồng.
Về nhân sự trong năm qua, HSBC Việt Nam có 1.302 nhân viên, giảm 15 người so với năm 2020. Ngân hàng chi hơn 972 tỷ đồng để trả lương, thu nhập khác cho cán bộ, công nhân viên. Tiền lương bình quân/người/năm là 574 triệu đồng, tương đương 48 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân nhân viên năm 2021 của HSBC Việt Nam là 62,25 triệu đồng/tháng, tăng so với mức 58,75 triệu đồng/tháng năm 2020.
Theo đó, HSBC Việt Namvẫn là ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất hiện nay.
Trong các ngân hàng nội địa, hiện mới chỉ có Techcombank có thu nhập bình quân nhân viên đạt trên 40 triệu đồng. Theo báo cáo tài chính, năm 2021, nhân viên nhà băng này có thu nhập bình quân 43 triệu đồng/tháng.
Năm 2021, lợi nhuận HDBank đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39%
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 vừa được HDBank công bố, toàn bộ các chỉ tiêu tài chính đều không thay đổi so với báo cáo ngân hàng tự lập được công bố trước đó.
Tổng thu nhập hoạt động vượt 16.758 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập dịch vụ tăng mạnh 103% nhờ sự đóng góp tích cực của các mảng bảo hiểm và dịch vụ thanh toán.
Chi phí hoạt động được tối ưu hóa thông qua chuyển đổi số, số hóa hành trình khách hàng và tự động hóa quy trình, góp phần nâng cao năng suất lao động. Chi phí vốn cũng được tiết giảm. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE và ROA lần lượt đạt 23,3% và 1,9%, cao hơn năm trước.
Tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 374 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,26%, thấp so với ngành. Ngân hàng đã tăng cường trích lập đủ 100% dự phòng cho nợ được cơ cấu do dịch Covid-19, sớm hơn tiến độ 2 năm. Vốn chủ sở hữu đạt 30.790 tỷ, tăng 25% giúp hệ số an toàn vốn CAR (chuẩn Basel II) đạt trên 14,3%. Các tỷ lệ an toàn thanh khoản khác đều tốt hơn mức quy định của NHNN. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm của HDBank từ ổn định lên tích cực.
Trong năm 2020 và 2021,HDBank đã phát hành thành công 325 triệu USD trái phiếu quốc tế cho các nhà đầu tư uy tín gồm IFC, DEG (Đức), Affinity Equity Partners và Leapfrog Investments (Anh) tăng vốn chủ sở hữu cấp hai, giúp nâng cao hơn nữa năng lực vốn. Song song hợp tác đầu tư, các đối tác cùng HDBank triển khai các chương trình nâng cao năng lực quản trị, chuyển đổi số, mở rộng tín dụng xanh.
Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-14-sacombank-da-xu-ly-va-thu-hoi-duoc-gan-72000-ty-dong-no-xau-646642.html
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.