Bất động sản Biz

Tin bất động sản tuần qua: Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ nhật, 26/11/2023 | 22:36 Theo dõi BĐS Biz trên

Thủ tướng thúc tiến độ 86 dự án giao thông trọng điểm; Điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến dự án khu đô thị phức hợp Hà My;Nghệ An cho phép gia hạn 33 dự án chậm tiến độ; Khu dân cư Bắc Cầu vẫn phải di dời theo quy hoạch…là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua.

Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Quốc hội nhất trí cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

Tin bất động sản tuần qua: Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Ảnh minh họa
 

Sáng 22/11, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15.

Theo Tổng thư ký Quốc hội, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 3/11/2023 và ý kiến của các cơ quan, ngày 16/11/2023, tại Phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến thống nhất về nhiều nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn cần tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án chính sách tối ưu; việc rà soát, hoàn thiện toàn diện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thêm thời gian để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.

Do đây là dự án Luật có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, vì vậy, sau khi thống nhất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

Thủ tướng thúc tiến độ 86 dự án giao thông trọng điểm

Sáng 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì họp phiên thứ 8 của Ban Chỉ đạo nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 7 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Trước đó, ngày 10/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm 10 công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT gồm: Dự án đường bộ cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; Dự án đường bộ cao tốc Hòa Liên - Túy Loan; Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; Dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương; Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành; Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu; Dự án đường bộ cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh.

Như vậy, đến nay, có 86 dự án/dự án thành phần trên địa phận 48 tỉnh, thành phố thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các công trình đang triển khai cho thấy chúng ta đã bố trí vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tập trung cho đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.

Từ phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo đến nay, chúng ta đã khởi công cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang giai đoạn 1 đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang; khánh thành dự án cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn – Diễn Châu…

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung phân cấp, ủy quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Theo Thủ tướng, trước đây, khi chưa có nhiều tuyến đường, đặc biệt chưa có các tuyến cao tốc, Bộ GTVT có thể trực tiếp quản lý, hình thành các hạt quản lý đường bộ. Song đến nay, đã có nhiều tuyến đường hơn, tới hàng chục nghìn km, thì phải đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Thủ tướng lấy ví dụ, sau khi làm xong một tuyến đường thì Bộ GTVT có thể bàn giao cho địa phương quản lý, phát huy tính chủ động, sáng tạo, kịp thời của các địa phương.

Quảng Nam: Điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến dự án khu đô thị phức hợp Hà My

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam hiện đang thụ lý điều tra vụ án Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1986, trú tại 55 Lê Văn Thủ, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ hành Sơn, TP Đà Nẵng, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH phát triển đô thị Singapore) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2018 tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tin bất động sản tuần qua: Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Ảnh minh họa
 

Theo kết quả điều tra xác định, dự án khu đô thị phức hợp Hà My (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) được UBND tỉnh Quảng Nam giao cho Công ty TNHH phát triển đô thị Singapore làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1535/QĐ- UBND ngày 27/4/2016.

Dự án trên được UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 2379/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng chi tiết sử dụng đất (1/500) là đất ở phân lô biệt thự là 29.655 m2 (tương ứng 88 lô). Tuy nhiên bị can Nguyễn Văn Chương - Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH phát triển đô thị Singapore đã tự ý điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 là đất ở phân lô liền kề với 233 lô.

Trên cơ sở này, Nguyễn Văn Chương với tư cách Giám đốc Công ty TNHH phát triển đô thị Singapore - Chi nhánh Quảng Nam ký hợp đồng ủy quyền cho Công ty Cổ phần Dana Real xây dựng các chương trình kế hoạch, bán các sản phẩm đất nền dự án khu đô thị phức hợp Hà My và chiếm đoạt tiền của người dân (khách hàng mua đất tại dự án). Với thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Văn Chương đã chiếm đoạt của 09 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 8 tỷ đồng.

Để phục vụ công tác điều tra, xử lý triệt để vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam thông tin rộng rãi đến quần chúng nhân dân về thủ đoạn phạm tội của Nguyễn Văn Chương và thông báo ai là bị hại của Nguyễn Văn Chương thì liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An cho biết, đã cho phép gia hạn tiến độ thực hiện dự án đối với 33 dự án. Trong đó, gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với 21 dự án; gia hạn 18 tháng đối với 1 dự án; gia hạn 15 tháng đối với 3 dự án; gia hạn 12 tháng đối với 7 dự án và gia hạn 3 tháng đối với 1 dự án.

Cụ thể, gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với các dự án: Trụ sở làm việc, siêu thị, khách sạn, văn phòng cho thuê và dịch vụ tổng hợp tại phường Long Sơn, thị xã Thái Hoà do Công ty CP Xây dựng Hà Huy làm chủ đầu tư; Trung tâm dịch vụ thương mại và Văn phòng làm việc tại phường Quán Bàu, TP. Vinh do Công ty CP Vận tải ô tô 5 làm chủ đầu tư; Bệnh viện Y học cổ truyền Thành Tâm tại xã Nghi Phú, TP. Vinh do Công ty CP Bệnh viện Thành Tâm làm chủ đầu tư; Nhà máy đóng tàu tại xã Hưng Hoà, TP. Vinh do Công ty CP Đầu tư thương mại và vận tải Trường An làm chủ đầu tư; Nhà máy Sản xuất chất đốt sinh khối Hoàng Gia tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai do Công ty CP Năng lượng sinh khối Hoàng Gia làm chủ đầu tư…

UBND tỉnh Nghệ An cũng gia hạn tiến độ sử dụng đất 18 tháng đối với Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ và kết hợp văn phòng cho thuê tại phường Hà Huy Tập, TP. Vinh do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Nghệ An làm chủ đầu tư.

Gia hạn 12 tháng đối với các dự án: Trung tâm thương mại, nhà nghỉ và dịch vụ tại xã Nghi Phú, TP. Vinh do Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình Nam miền Trung làm chủ đầu tư (nay là Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ của Công ty CP Kinh doanh Xăng dầu Nghệ An); Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại phường Hà Huy Tập. TP Vinh do Công ty CP Thương mại và dịch vụ Tiến Nhật làm chủ đầu tư; Đầu tư xây dựng, sở hữu, kinh doanh Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Hoàng Mai tại phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai do Hợp tác xã đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hải An - Hoàng Mai làm chủ đầu tư…

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu, các nhà đầu tư tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai hoàn thành dự án theo đúng quy định của pháp luật và thời gian được UBND Tỉnh cho phép gia hạn.

 

Hà Nội: Khu dân cư Bắc Cầu vẫn phải di dời theo quy hoạch

Báo cáo trả lời nội dung kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, theo yêu cầu giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội UBND thành phố Hà Nội cho biết, theo nội dung kiến nghị của cử tri khu dân cư Bắc Cầu (phường, Ngọc Thụy, quận Long Biên) nằm trong quy hoạch hành lang thoát lũ và thuộc diện phải di dời.

Tin bất động sản tuần qua: Lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Khu dân cư Bắc Cầu vẫn phải di dời theo quy hoạch/Ảnh minh họa
 

Do vậy, trong nhiều năm trở lai đây nhiều hộ dân không được phép xây dựng. Đề nghị Thành phố xem xét, nghiên cứu và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong quá trình lập quy hoach chi tiết khu vực vùng bãi sông Hồng cho phép khu dân cư Bắc Cầu được tồn tại không phải thực hiện di dời để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đệ điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016, khu dân cư Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy nằm trong phụ lục 2 (danh mục các khu vực dân cư cần di dời) và phải từng bước thực hiện di dời.

Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, trên cơ sở ý kiến của Bộ NN-PTNT tại Văn bản số 4409/BNN-PCTT ngày 14/7/2021, UBND Thành phố đã có Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đển cầu Mễ Sở), trong đó xác định khu dân cư Bắc Cầu (thuộc phụ lục II Quyết định số 257/QD-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính Phủ) được định hướng chức năng sử dụng là đất cây xanh chuyên đề, thực hiện quản lý theo đúng quy định tại Luật Đê điều.

Trường hợp khi Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong các quy hoạch chuyên ngành phòng chống lũ, đê điều có thay đổi, điều chỉnh (được tồn tại hoặc tồn tại một phần) thì sẽ được cập nhật phù hợp điều chỉnh vào quy hoạch phân khu để quản lý theo quy hoạch xây dựng, đô thị.

Đến nay, quyết định của các cấp có thẩm quyền vẫn xác định khu dân cư Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) nằm trong khu vực dân cư cần di dời, do đó, việc cử tri đề nghị Thành phố xem xét, nghiên cứu và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong quá trình lập quy hoạch chi tiết khu vực vùng bãi sông Hồng cho phép khu dân cư Bắc Cầu được tồn tại không phải thực hiện di dời là chưa có cơ sở xem xét.

Huy Tùng (T/h)

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Đà Nẵng đấu giá 123 lô đất ở, trị giá hơn 720 tỷ đồng

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng vừa thông báo việc lựa chọn tổ chức đấu giá 123 lô đất ở, dự định sẽ thu về hơn 700 tỷ đồng.
Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp.... tuy nhiên thiếu sân chơi cho trẻ em đây đang là tình trạng phổ biến của Hà Nội.
Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Nguyên nhân nào khiến diện tích sân chơi dành cho trẻ em ngày càng bị thu thẹp?

Tại Hà Nội, sân chơi và không gian sinh hoạt công cộng cho trẻ em trong các khu chung cư cao tầng đang ngày càng bị thu hẹp.
Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Người lao động tại TP HCM sẽ khó mua được căn hộ dưới 3 tỷ đồng

Theo mô hình nghiên cứu của Savills, hiện nay căn hộ dưới 3 tỷ VNĐ được xem là phân khúc bình dân. Các chuyên gia phân tích khả năng chi trả sẽ là thách thức lớn cho thị trường khi phân khúc này chỉ chiếm chưa đầy 5% nguồn cung căn hộ 3 năm tới.
Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận những diễn biến tích cực

Phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận nguồn cung mới chất lượng cao ở ngoài trung tâm TP HCM, thúc đẩy sự phát triển cân bằng và bền vững của thị trường.
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 16/7: Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh

Nhu cầu văn phòng khu vực trung tâm Hà Nội tăng cao; Sẽ phê duyệt 2 dự án giao thông trong tháng 7/2024;Giá căn hộ sơ cấp tại TPHCM tăng mạnh, trung bình 63 triệu đồng/m2; Hòa Bình chuyển hơn 32ha đất lúa tại huyện Lương Sơn sang làm khu công nghiệp… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Giá nhà chung cư TP HCM tăng trung bình 15-20%/năm

Ở phân khúc căn hộ bình dân, mỗi m2 năm 2015 có giá 25 - 35 triệu đồng thì đến năm 2023 đã tăng lên 40 - 60 triệu đồng.
Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Gần 11.000 căn chung cư được bán trong 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, gần 11.000 căn hộ chung cư được bán, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản Biz