Bất động sản Biz

Tin bất động sản ngày 6/4: Khu công nghiệp Yên Phong II không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội

Thứ tư, 06/04/2022 | 10:38 Theo dõi BĐS Biz trên

Quảng Nam mời đầu tư khu du lịch sinh thái hơn 1.400 tỷ đồng; FIDECO tái khởi động dự án tòa nhà văn phòng tại quận 1, TP. Hồ Chí minh; Giá chung cư TP. HCM cao hơn Hà Nội gần 20 triệu đồng mỗi m2…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Bắc Ninh: Khu công nghiệp Yên Phong II không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội

Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng công bố kết luận thanh tra UBND tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lý Nhà nước ngành xây dựng các lĩnh vực quy hoạch, thực hiện quy hoạch, hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản giai đoạn 2016-2020.

Khu công nghiệp Yên Phong II không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội/Ảnh minh họa.
Khu công nghiệp Yên Phong II không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội/Ảnh minh họa.

Theo kết luận thanh tra, tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Yên Phong II, tỷ lệ 1/5000, quy mô 655ha (huyện Yên Phong), gồm 3 phân khu A, B, C; trong đó phân khu Yên Phong II - A có diện tích hơn 151ha do Công ty cổ phần hạ tầng Wastern Pacific là nhà đầu tư, phân khu Yên Phong II - B có diện tích gần 283 ha do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh là nhà đầu tư, phân khu Yên Phong II - C có diện tích khoảng 221 ha do Tổng Công ty Viglacera - CTCP là nhà đầu tư có nhiều vi phạm.

Trong đó, nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch chung không phân tích, đánh giá hiện trạng ô đất nhà máy, kho tàng có trong bản đồ quy hoạch chung. Quy hoạch cũng không ghi cụ thể diện tích ô đất nhà máy, kho tàng hiện trạng trong ô đất CN10 và CN15 thuộc phân khu C của Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.

Thời gian phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung cũng chậm 17 ngày và thời gian phê duyệt đồ án quy hoạch chung chậm 13 ngày.

Về bố trí quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội tại khu công nghiệp theo quy định, Thanh tra Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Xây dựng và chủ đầu tư xác định, bổ sung quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong khu công nghiệp khi lập thẩm định và phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Yên Phong.

Kết luận thanh tra chỉ rõ việc Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh không tổ chức cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa theo đồ án được duyệt.

Ngoài ra, tại đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Hồ và phụ cận huyện Thuận Thành (tổng diện tích 11.783 ha), nhiều vi phạm cũng được cơ quan thanh tra chỉ ra.

Trong đó, UBND huyện Thuận Thành không tổ chức hội nghị công bố công khai đồ án quy hoạch và không công bố, công khai quy định quản lý theo đồ án được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Địa phương này cũng không tổ chức lập, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

Quảng Nam mời đầu tư khu du lịch sinh thái hơn 1.400 tỷ đồng

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam phát đi thông báo kêu gọi đầu tư để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Gò Rỳ - Gò Đình.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 120,42 ha, địa điểm thực hiện tại các xã Điện Phước, Điện Phong, Điện Minh và phường Điện An, thị xã Điện Bàn.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.440 tỷ đồng, trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, còn lại chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Để tham gia dự án này, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu nhà đầu tư có vốn chủ sở hữu tối thiểu 216 tỷ đồng.

Đồng thời, thời gian và tiến độ đầu tư xây dựng dự án dự kiến 6 năm, từ năm 2022 đến hết năm 2027, còn thời gian hoạt động của dự án dự kiến 50 năm.

Mục tiêu đầu tư nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc kết hợp hài hòa giữa công trình dự án với thiên nhiên vùng sông nước và giá trị văn hóa bản địa; góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tôn tạo những nét đẹp bình yên của làng quê ven sông Thu Bồn; xây dựng sản phẩm nông nghiệp, cây ăn trái có chất lượng cao cho khu vực. UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh và phê duyệt bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư bằng văn bản; tổ chức công bố, đăng tải nội dung kêu gọi đầu tư và bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư lên cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Sở này cũng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng và tổ chức đánh giá đề xuất dự án của các nhà đầu tư theo bộ tiêu chí đã được công bố để lựa chọn nhà đầu tư.

Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND thị xã Điện Bàn và các đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định hiện hành.

FIDECO tái khởi động dự án tòa nhà văn phòng tại quận 1, TP. Hồ Chí minh

Dự án Tòa nhà văn phòng FIDECO ở Quận 1, TP.HCM đã được Ban điều hành mới tái khởi động vào sáng ngày 05/04 sau một thời gian tạm dừng để thu xếp vốn, tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng.

Theo ông Tạ Chí Cường , Tổng giám đốc Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FIDECO ), dự án này được thiết kế cao 7 tầng nổi và 2 tầng hầm trên khuôn viên rộng 742,8 m2, mật độ xây dựng khoảng 60%, thời gian thực hiện khoảng 10 tháng kể từ ngày tái khởi động. Công trình do Công ty CP Xây dựng Phước Thành phụ trách và được Công ty TNHH Apave châu Á Thái Bình Dương tư vấn, dự kiến hoàn thành trước tết âm lịch 2023.

Dự án Tòa nhà văn phòng FIDECO tọa lạc tại số 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM được thiết kế theo mô hình văn phòng làm việc chuyên nghiệp, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, có nhiều mảng xanh, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý vận hành giúp tạo nên môi trường làm việc khoa học, thoải mái, hỗ trợ nâng cao sáng tạo của người làm việc tại đây và tăng khả năng tương tác với các đồng nghiệp.

"Với vị trí đắc địa tại trung tâm Quận 1, việc tái khởi động dự án Tòa nhà văn phòng FIDECO là cam kết của Hội đồng quản trị và Ban điều hành mới cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và vận hành công ty trong tương lai, đảm bảo hiệu quả đầu tư cho cổ đông và thu nhập của người lao động. Dự án này khi hoàn thành vào đầu năm 2023 sẽ tăng nguồn cung cho thị trường văn phòng nói riêng và thị trường bất động sản nói chung tại khu vực trung tâm của thành phố", ông Tạ Chí Cường - Tổng giám đốc FIDECO chia sẻ.

Tiền thân là Công ty Phát triển Thuỷ sản TP.HCM thành lập năm 1989 và cổ phần hoá vào năm 1993, Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM hiện hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, sản xuất bao bì, sản phẩm từ nhựa và vật liệu xây dựng, kinh doanh khách sạn và trung tâm thương mại.

Giá chung cư TP. HCM cao hơn Hà Nội gần 20 triệu đồng mỗi m2

Theo báo cáo của Dat Xanh Services, mặt bằng giá thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận ở mức 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5% so với quý trước. Mặt bằng giá thị trường căn hộ Tp.HCM ghi nhận ở mức 64 triệu đồng/m2, tăng khoảng 9% so với quý trước. Như vậy, giá căn hộ trung bình tại TP Hồ Chí Minh đang cao hơn Hà Nội gần 20 triệu đồng/m2.

Giá chung cư TP. HCM cao hơn Hà Nội gần 20 triệu đồng mỗi m2/Ảnh minh họa
Giá chung cư TP. HCM cao hơn Hà Nội gần 20 triệu đồng mỗi m2/Ảnh minh họa

Theo khảo sát mức giá ở một dự án cao cấp tại khu Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân, cách trung tâm Hoàn Kiếm hơn 5 km cho thấy chung cư cao cấp có mức giá 35-45 triệu đồng/m2. Trong bán kính 5 km đến trung tâm, nhiều dự án ở TP.HCM đã tăng giá đến 75-90 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ở cùng phân khúc tại quận 2, TP.HCM, một số chung cư trên đường Xa Lộ Hà Nội, cách trung tâm 10 km đang được giao dịch ở mức 40-50 triệu đồng/m2.

Tại nhiều khu vực cá biệt giá căn hộ tại Sài Gòn lập kỷ lục lên đến gần 1 tỷ đồng/m2. Mức giá 700-800 triệu đồng/m2 tại nhiều chung cư hạng sang tại TPHCM cũng không khó tìm.

Ông Vũ Cương Quyết, CEO Đất Xanh miền Bắc đánh giá thêm giá chung cư tại Hà Nội hiện chỉ đang bằng 1/3 tại TPHCM. "Tại TPHCM, chung cư quận 7 đã có giá 70-100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, vị trí tương tự tại Hà Nội là khu vực Trung Hòa Nhân Chính (cách Hoàn Kiếm khoảng 5km) hiện mức giá căn hộ chung cư đâu đó chỉ 35-55 triệu đồng/m2. Khu vực quận 2 (TPHCM), giá chung cư đã tăng đến vài trăm triệu/m2, trong khi đó khu vực Long Biên (Hà Nội) giá chung cư cao nhất ghi nhận chỉ 80 triệu đồng/m2".

"Tôi cho rằng, xu hướng tăng giá căn hộ tại Hà Nội tương tự như TPHCM là điều tất yếu khi nhu cầu mua vẫn lớn và nguồn cung căn hộ chung cư đang khan hiếm dần bởi quỹ đất trung tâm Hà Nội gần như không còn", ông Quyết nhấn mạnh.

Báo cáo về chỉ số giá bất động sản của Hà Nội và TP.HCM, mới đây Property Guru và Batdongsan.com cũng cho biết chỉ số của TP.HCM liên tục tăng mạnh từ năm 2018 đến nay. Tại TPHCM, chỉ số này luôn ở mức tăng từ 26-28% kể từ quý 4/2019. Trong khi đó, mức tăng của Hà Nội giai đoạn này chỉ nằm ở mức 6-8%. Khoảng cách chỉ số giá bất động sản giữa Hà Nội và TP.HCM luôn nằm ở mức 10%.

Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-bat-dong-san-ngay-64-khu-cong-nghiep-yen-phong-ii-khong-bo-tri-quy-dat-nha-o-xa-hoi-647124.html

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Bất động sản Biz