Trong quý 3/2021 vừa qua, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ghi nhận doanh thu thuần đạt 23.605 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Đóng góp chính vẫn là The CrownX với 16.012 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 1.147 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ.
Trong quý 3/2021 vừa qua, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ghi nhận doanh thu thuần đạt 23.605 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Đóng góp chính vẫn là The CrownX với 16.012 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 1.147 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, MSN đạt 64.801 tỷ đồng doanh thu thuần, thực hiện 70% mục tiêu doanh thu thuần ở mức thấp cho năm 2021 là 92.000 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 2.126 tỷ đồng, thực hiện 85% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp là 2.500 tỷ đồng.
Liên quan tới tình hình tài chính tại MSN, tính đến 30/09/2021, vốn chủ sở hữu ghi nhận gần 32.367 tỷ đồng; tổng tài sản tăng nhẹ 7% lên hơn 123.396 tỷ đồng nhưng nợ phải trả tại MSN ghi nhận hơn 91.029 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, chiếm 73% tổng tài sản. Trong đó, nợ ngắn hạn ghi nhận hơn 39.858 tỷ đồng, lớn hơn cả vốn chủ sở hữu.
Đáng lưu ý, MSN có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu gấp gần 3 lần. Ngoài ra, nợ ngắn hạn tại MSN gấp gần 1,1 lần tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ khá cao.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nợ; ngược lại, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu.
Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, nghĩa là nợ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.
Thực tế, doanh nghiệp chấp nhận sử dụng đòn bẩy cao để đổi lấy mức lợi nhuận không tương xứng trong bối cảnh các ngành nghề kinh doanh khó khăn do Covid-19, không lường trước rủi ro sụt giảm.
Tính đến cuối quý 3/2021, tài sản ngắn của MSN không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,93 thể hiện tính thanh toán thấp, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Xem xét hệ số khả năng thanh toán (0,39) và hệ số khả năng thanh toán tức thời (0,30) cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải công nợ của MSN là tương đối thấp.
Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc. Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp.
Theo Hoàng Long/Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tap-doan-masan-can-trong-voi-don-bay-no-d115790.html