Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Kiếm tiền từ bán năng lượng vượt trội hơn bán bất động sản
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (Hà Đô; mã chứng khoán: HDG) được biết đến là chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM. Từ năm 2006, tập đoàn này bước chân vào lĩnh vực năng lượng. Đến nay, doanh nghiệp này đã có khoảng hai dự án điện mặt trời và một dự án điện gió và 5 dự án thủy điện.
Trong giai đoạn trước đây, nguồn thu chủ yếu của Hà Đô đến từ mảng bất động sản. Đơn cử năm 2017, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 2.229 tỷ đồng thì mảng kinh doanh bất động sản mang về 1.157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52% tổng doanh thu. Còn mảng năng lượng (thủy điện, điện mặt trời và điện gió) chỉ mang về 324 tỷ đồng, chiếm 14,5%.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây mảng năng lượng liên tục tăng trưởng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong cơ cấu doanh thu của Hà Đô.
Đến năm 2022, doanh thu thuần tại Hà Đô đạt 3.581 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu mảng kinh doanh bất động sản giảm 44,7% còn 1.112 tỷ đồng còn doanh thu từ mảng năng lượng tăng 65% lên 2.116 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng doanh thu.
Đến năm 2023, Hà Đô ghi nhận doanh thu thuần 2.882 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2022. Trong đó, mảng đóng góp lớn nhất là thủy điện, điện mặt trời và điện gió với doanh thư hơn 1.938 tỷ đồng, giảm 8% còn doanh thu mảng kinh doanh bất động sản chỉ đạt 282 tỷ đồng, giảm 75%.
Bước sang quý I/2024, kết quả kinh doanh tại Hà Đô không mấy lạc quan khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 26% so với cùng kỳ 2023, xuống còn hơn 264 tỷ đồng.
Theo đó, quý I/2024, tổng doanh thu thuần của Hà Đô đạt gần 848 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản gần như đi ngang với hơn 315 tỷ đồng, chiếm 37% tổng doanh thu; mảng xây lắp phát sinh gần 4 tỷ đồng; mảng năng lượng lại giảm gần 24% chỉ mang về hơn 413 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm 49% tổng doanh thu. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ khách sạn trong quý đầu năm tăng tới 41% mang về gần 35 tỷ đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ và cho thuê BĐS đầu tư khác cũng tăng nhẹ 5% đạt hơn 80 tỷ đồng.
Dù doanh thu giảm nhưng giá vốn của Hà Đô lại tăng 8%, dẫn đến lãi gộp giảm 24% còn 438 tỷ đồng.
Đặc biệt, dù cho doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi cùng kỳ đạt hơn 13 tỷ đồng cùng với chi phí tài chính được tiết giảm 35% về mức hơn 96 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8% còn hơn 32 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tại Hà Đô vẫn giảm so với cùng kỳ với 264 tỷ đồng lãi sau thuế.
Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 2.896 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 972 tỷ đồng, tăng lần lượt 0,24% và 12% so với kết quả thực hiện năm 2023. Như vậy, kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Hà Đô thực hiện được hơn 27% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm nay.
Tập đoàn Hà Đô còn bao nhiêu "của để dành"?
Tại thời điểm cuối quý I/2024, tổng tài sản của Hà Đô ghi nhận gần 14.260 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lần lượt giảm 11% và 13%, còn hơn 1.415 tỷ đồng và hơn 931 tỷ đồng. Lượng tiền mặt nắm giữ cao gấp 2,3 lần, đạt hơn 579 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tính đến cuối quý I/2024, nợ phải trả của Hà Đô hơn 6.766 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay tại Hà Đô giảm nhẹ 2% so với đầu năm, còn hơn 5.310 tỷ đồng gồm hơn 570 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn gần 4.743 tỷ đồng. Đáng chú ý, Hà Đô phát sinh khoản vay cá nhân dài hạn hơn 16 tỷ đồng, trong khi đầu năm không ghi nhận.
Một điểm tối trong bức tranh tài chính của Tập đoàn Hà Đô là tại thời điểm cuối quý I/2024, doanh nghiệp có "của để dành" là khoản người mua trả tiền trước chỉ còn hơn 96 tỷ đồng trong khi hồi đầu năm có gần 304 tỷ đồng, tương đương giảm đến 68%.
Ngoài ra, "của để dành" nữa là khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn cũng giảm tới 54% so với đầu năm, chỉ còn hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài báo cáo doanh thu và lợi nhuận hàng quý thì “của để dành” là một khoản mục đáng được nhà đầu tư quan tâm. “Của để dành” thường được biểu hiện thông qua hai khoản mục là người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện. Điểm giống nhau giữa hai khoản mục là đều biểu hiện cho số tiền mà doanh nghiệp bất động sản nhận trước từ khách hàng và sẽ được ghi nhận thành doanh thu khi doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ về bất động sản theo hợp đồng với khách hàng.
Có thể thấy, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại Tập đoàn Hà Đô giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Chứng khoán Vietcap dự báo doanh thu của CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) trong năm 2024 đạt 3.173 tỷ đồng, tăng 10% và lãi ròng đạt 829 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Đối với việc mở bán dự án Charm Villas – giai đoạn 3, Vietcap dự báo thời điểm mở bán sẽ vào nửa cuối năm 2024. Theo đó, Hà Đô sẽ bàn giao khoảng 80 căn tại dự án này với mức giá trung bình là 90 triệu đồng/m2, thấp hơn so với kế hoạch của doanh nghiệp là 100 - 120 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, nhóm phân tích dự báo thời gian mở bán dự án Hado Green Lane (Quận 8, TP HCM) có thể là nửa cuối năm 2025 thay vì nửa cuối năm 2024; dự án Hado Minh Long (TP Thủ Đức, TP HCM) dự kiến thời điểm mở bán sớm nhất nửa cuối năm 2025 thay vì nửa cuối năm 2024.
Trước đó, Hà Đô cho biết kế hoạch mở bán các sản phẩm còn lại của Hado Charm Villas (giai đoạn 3) chưa thể triển khai, do Ban lãnh đạo đánh giá thị trường bất động sản còn khó khăn, mở bán thời điểm hiện tại chưa phải là thời điểm để tối ưu hóa lợi nhuận từ các sản phẩm còn lại. Do đó, quý III/2023 chưa ghi nhận thêm doanh thu từ lĩnh vực này.
Hiện tại, dự án đã hoàn thiện toàn bộ mặt ngoài của 528 sản phẩm và đang hoàn thiện nốt các hạng mục tiện ích và hạ tầng để đưa vào sử dụng.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.