Bất động sản Biz

Tập đoàn Geleximco ký kết hợp đồng nguyên tắc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô

Thứ năm, 02/11/2023 | 16:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Chứng kiến lễ ký kết có Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình – ông Ngô Đông Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình – ông Nguyễn Khắc Thận và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương.

Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp xây dựng.

Mục tiêu của dự án là đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bao gồm ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, xăng - điện hỗn hợp (PHEV) và ô tô thuần điện.

Lãnh đạo Tập đoàn Geleximco và Công ty TNHH Ô tô Omoda & Jaecoo tại buổi lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc.
Lãnh đạo Tập đoàn Geleximco và Công ty TNHH Ô tô Omoda & Jaecoo tại buổi lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc.
 

Nhà máy được xây dựng tại Khu công nghiệp Hưng Phú - Khu kinh tế tỉnh Thái Bình. Với thiết kế theo tiêu chuẩn xanh và sử dụng công nghệ tiên tiến, nhà máy sản xuất hàng loạt các loại ô tô điện, từ xe phân khúc hạng trung đến hạng sang. Việc sử dụng năng lượng tái tạo và quy trình sản xuất bền vững sẽ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra những sản phẩm ô tô an toàn, hiệu suất cao và thân thiện với môi trường.

 

Quy mô đầu tư sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2023-2030. Giai đoạn này Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô với quy mô 50.000 xe/năm và các công trình phụ trợ thiết yếu phục vụ sản xuất như: đường thử xe, bãi để xe, nhà điều hành, nhà ở cho cán bộ, nhân viên, hệ thống cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, cấp điệp, phòng cháy, chữa cháy … nhằm đảm bảo có thể đưa dự án vào vận hành khai thác ngay sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.

 Giai đoạn 2 của dự án từ năm 2031 đến 2033. Sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định, tiến hành đầu tư thêm dây chuyền sản xuất 50.000 xe/năm để nâng công suất nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô lên 100.000 xe/năm; đầu tư khu công nghiệp phụ trợ quy mô 50 ha thu hút các đối tác sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa 40% phục vụ cho xuất khẩu; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảnh quan toàn dự án.

Giai đoạn 3 (2034-2035), Tập đoàn sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất 100.000 xe/năm để nâng công suất toàn nhà máy lên 200.000 xe/năm và đầu tư mở rộng khu công nghiệp phụ trợ thêm 50 ha để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 60%.

 

Tổng vốn đầu tư cho 3 giai đoạn của dự án máy liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại tỉnh Thái Bình của Tập đoàn Geleximco khi đạt công suất 200.000 xe/năm, chưa bao gồm đầu tư khu công nghiệp phụ trợ, ước tính khoảng 800.000.000 USD.

Tổng nhu cầu đất cho xây dựng nhà máy dự kiến khoảng 100 héc ta đáp ứng quy mô sản xuất 200.000 xe/năm và 100 héc ta phát triển khu công nghiệp phụ trợ phục vụ nhu cầu nội địa hóa để xuất khẩu.

Dự kiến Tập đoàn Geleximco sẽ khởi công xây dựng Nhà máy giai đoạn 1vào Quý II năm 2024 và hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy giai đoạn 1vào Quý III năm 2025.  Ra mắt sản phẩm tại Việt Nam vào Quý IV/2025.

Dự án liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô của Tập đoàn Geleximco khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng quê lúa Thái Bình.

P.V

Theo vnmedia.vn Copy
Ba doanh nghiệp có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An

Ba doanh nghiệp có mối quan hệ “họ hàng” với Eurowindow Holding đổ hơn 7.000 tỷ vào Long An

Những năm trở lại đây, Eurowindow Holding đẩy mạnh phát triển ở mảng bất động sản thông qua các doanh nghiệp trong hệ sinh thái. Đồng thời, kết quả kinh doanh cũng ghi nhận nhiều biến động lớn, đặc biệt là nợ.
Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay 'phình to'

Doanh nghiệp địa ốc gắng xoay sở tài chính khiến nợ vay "phình to"

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, dòng tiền về thấp, phát hành trái phiếu khó khăn, doanh nghiệp địa ốc đã tìm đủ cách xoay sở tài chính như đẩy mạnh vay nợ ngân hàng hoặc chào bán cổ phiếu đến bán tài sản.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Tại tọa đàm "Gỡ vướng phát triển nhà xã hội", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) cho rằng, thế hệ gen Z đang lựa chọn thuê thay vì...
FLC, Vinaconex và nhiều doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp bảo hiểm xã hội

FLC, Vinaconex và nhiều doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên như: Lilama 3 với số tiền nợ trên 44,5 tỷ đồng, Công ty CP Sông Đà 6 với hơn 20,5 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC nợ tiền hơn 8 tỷ đồng,...
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tín dụng với từng doanh nghiệp bất động sản

Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tín dụng với từng doanh nghiệp bất động sản

Thủ tướng yêu cầu rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện.
Nợ vay 'phình to', các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?

Nợ vay "phình to", các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?

Kết thúc năm tài chính 2023, số dư nợ vay tại loạt doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Địa ốc Hoàng Quân, Taseco Land... "phình to" hơn khiến chi phí lãi vay cũng biến động mạnh.
Bất động sản Biz