Tập đoàn Doji ngoài kinh doanh vàng bạc đá quý, còn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính - ngân hàng. Theo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính cho kỳ kế toán từ 1/1 đến 30/6/2023, doanh nghiệp này báo lãi gần 154 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính cho kỳ kế toán từ 1/1 đến 30/6/2023.
Báo cáo ghi nhận Doji đã có nửa đầu năm 2023 kinh doanh sụt giảm, lợi nhuận sau thuế còn 154 tỷ đồng, trong khi cả năm 2022 lãi gần 1.017 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 2,4% trong khi năm 2022 đạt tới 17,39%.
Điều đáng quan tâm nhất đối với tình hình tài chính của Doji là nợ. Tính đến 30/6/2023, tổng nợ phải trả của Doji đã tăng thêm 800 tỷ đồng, lên mức 13.200 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu.
Đáng chú ý, trên thị trường còn một công ty cũng chuyên kinh doanh vàng bạc đá quý cũng đã công bố tình hình tài chính là CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ).
Theo đó, nửa đầu năm 2023, PNJ lãi sau thuế 1.083 tỷ đồng, bỏ xa kết quả của Doji. Tỷ suất ROE đạt 11,9%, cách xa con số 2,4% của DOJI. Trong khi đó, tổng tài sản của PNJ gần 13.500 tỷ đồng, thấp hơn 31% so với của tập đoàn ông Đỗ Minh Phú.
Lợi nhuận kiếm về chỉ vỏn vẹn hơn 100 tỷ đồng khiến giới đầu tư thắc mắc bởi không chỉ vàng bạc, Doji còn lấn sân sang bất động sản và cả ngân hàng.
Theo đó, Tập đoàn Doji tiền thân là Công ty phát triển công nghệ và thương mại TTD, thành lập năm 1994. Doji (lúc đó là TTD) chính là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế. TTD cũng là doanh nghiệp đầu tiên đưa sản phẩm Ruby Sao Việt Nam ra thị trường quốc tế với thương hiện Việt Nam Star Ruby.
Cái tên Doji gắn với công ty từ năm 2007 đến nay. Doji không ngừng phát triển nhưng vẫn lấy trọng tâm Vàng bạc Đá quý với đầy đủ các hoạt động từ Khai thác Mỏ, Chế tác cắt mài Đá quý, Sản xuất hàng Trang sức; Kinh doanh Vàng miếng; Xuất nhập khẩu và mua bán Vàng trang sức mỹ nghệ làm trọng tâm. Công ty mở rộng hệ thống chuỗi các Trung tâm Vàng bạc Trang sức trên khắp cả nước.
Giai đoạn 2009 đến 2021 Doji lấn sân sang mảng bất động sản, và cả lĩnh vực Tài chính Ngân hàng với việc tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank. Trong đó năm 2021 Doji chính thức mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngân hàng, trở thành cổ đông chiến lược của TPBank.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Doji - người nắm giữ 70% vốn điều lệ của tập đoàn cũng đang là Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TPBank.
Theo thông tin từ Chuyên trang trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Cbonds), tháng 7/2020 - 9/2021, Tập đoàn Doji đã phát hành 6 đợt trái phiếu với 4 lô có kỳ hạn 60 tháng, 2 lô kỳ hạn 36 tháng với tổng giá trị 3.600 tỷ đồng.
Lãi suất áp dụng cố định cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 8,75%/năm. Bên đứng ra làm đại lý phát hành, đại lý đăng ký, thanh toán và quản lý chuyển nhượng/đại diện người sở hữu các lô trái phiếu là CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).
Giai đoạn từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023, Tập đoàn Doji chi ra hàng nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn.
Cụ thể, tháng 4/2023 Doji chi ra 500 tỷ đồng để mua lại trước hạn lô trái phiếu mã DOJI.L.20.23.001 kỳ hạn 36 tháng được phát hành tháng 7/2020 có tổng giá trị 750 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2022, Tập đoàn Doji đã chi ra hơn 2.200 tỷ đồng để mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu gồm DVPCH2126002; DVPCH2126003; DVPCH2126001; DVPCH2126004; DOJI.L.20.23.001.
Vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng như: OCB, BIDV, ABBank,... đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023 .
Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới trong bối cảnh nợ xấu đang tăng mạnh, nhu cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động và cho vay đều giảm.
Tập đoàn ngoại chi tiền khủng mua trái phiếu doanh nghiệp Việt, tuy nhiên tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn hạn chế.
Xu hướng hấp thụ tín dụng trái chiều trên thị trường thời gian gần đây cho thấy, mức lãi suất cho vay hiện tại đã trở nên dễ tiếp cận hơn với các chủ đầu tư trong khi vẫn chưa đủ hấp dẫn người mua nhà, theo chuyên gia.
Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) giảm sàn về mức 46.500 đồng cp. Quy mô vốn hóa của Tập đoàn Vingroup giảm còn hơn 177.348 tỷ đồng (gần 7,3 tỷ USD).
Theo phương án vừa được phê duyệt, Novaland sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002 . Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.