Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa ký ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%.
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021, quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua (sau đây gọi là Tổ chức tín dụng), bán trái phiếu doanh nghiệp.
Chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.
Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi: Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này; Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án); Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án; Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn; Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài việc đáp ứng các quy định khác tại Điều này, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất.
Không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của tổ chức tín dụng
Trong Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định các trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp gồm: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.
Trong vòng 12 tháng sau khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết), tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán.
Sau 12 tháng kể từ khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi: Đáp ứng các quy định khác tại Điều này; Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu; Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao bắt buộc, việc bán có kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp không áp dụng quy định tại khoản 11 Điều này. Đồng tiền trong giao dịch mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là đồng Việt Nam.
Quy định về các nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2022.
Theo Tiên Nguyễn/Kinh tế tập đoàn
Link nguồn: http://kinhtetapdoan.vn/siet-chat-quy-dinh-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-cac-to-chuc-tin-dung-d12151.html#
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
Ngày 18/04/2025, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025....
Một số thông tin gần đây phản ánh thu nhập trung bình của nhân viên các công ty bảo hiểm có thể lên đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng, tương đương một lượng vàng. Vậy con số này có thực sự trong mơ, hay tạo ra những chuyện dở khóc dở cười cho chính người trong cuộc.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.