Bất động sản Biz

SHP lấy tiền đâu trả 1.188 tỷ đồng cổ tức cho KBC?

Thứ năm, 05/01/2023 | 15:13 Theo dõi BĐS Biz trên

KBC sắp nhận được 1.188 tỷ đồng cổ tức từ công ty con là KCN Sài Gòn – Hải Phòng (SHP). Với mức chi trả cổ tức cao kỷ lục trên (tương đương 330%), tình hình tài chính của doanh nghiệp này ra sao là điều nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) thông báo về việc nhận cổ tức bằng tiền mặt từ bên liên quan là Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) với số tiền là 1.188 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ cổ tức 330%). Cho đến thời điểm này, mức trả cổ tức của SHP được xem là kỷ lục trên thị trường.

Hiện tại, KBC đang sở hữu 86,54% vốn SHP, tương ứng 3,6 triệu cổ phiếu. 

Năm 2021: Lợi nhuận sụt giảm

KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) thành lập năm 2006. Khu công nghiệp Tràng Duệ là một trong những thương hiệu nổi tiếng của SHP. Chỉ trong vòng hơn 5 năm hoạt động, SHP đã thành công thu hút đầu tư lấp đầy 100% đất thương phẩm giai đoạn I với dự án LG Electronics cùng hàng loạt dự án vệ tinh khác. 

Năm 2020 và 2021 là khoảng thời gian đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế lao đao. Bất động sản khu công nghiệp là một trong số ít ngành nghề có nhiều lợi ích giữa “tâm bão”. Cùng với việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam đã trở thành điểm đến của các công ty đa quốc gia.

Kết quả là cổ phiếu khu công nghiệp, trong đó có KBC và ITA, những mã liên quan đến ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC tăng phi mã.

Có trong tay nhiều dự án lớn, ở vị trí đắc địa, SHP được tin là có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, SHP chứng kiến lợi nhuận đi lùi trong năm 2021.

Theo BCTC riêng lẻ, năm 2021, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SHP đạt 697 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng, tương đương 66,7% so với năm 2020. Nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 44 tỷ đồng, tương đương 27,8% xuống 114 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do chi phí đồng loạt tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng từ 13,4 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng từ 18 tỷ đồng lên 36,5 tỷ đồng. Biến động mạnh nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tăng 51,4 tỷ đồng, lên 101 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2021, tiền và các khoản tương đương tiền của SHP tăng mạnh từ 67,4 tỷ đồng lên 227 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 108 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng. 

Số tiền này chỉ chiếm một phần nhỏ trong 1.188 tỷ đồng cổ tức SHP chuẩn bị chi trả cho công ty mẹ Kinh Bắc tới đây. Nếu so sánh, con số 1.188 tỷ đồng cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu của SHP trong năm 2021. 

Câu hỏi ở đây là, SHP đã kinh doanh vượt trội ra sao trong năm 2022 để đủ tiền chi trả mức cổ tức cao kỷ lục như trên cho công ty mẹ là KBC?

Cần nói thêm, vào hồi đầu năm 2021, KBC đã huy động thành công 400 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để cho các công ty con vay. Hai công ty đó bao gồm: Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và SHP. Mục đích của khoản vay là tăng quy mô vốn hoạt động và/hoặc giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các dự án mà công ty con đang triển khai. Tài sản đảm bảo ban đầu là 700.000 cổ phần phổ thông của SHP và 600.000 cổ phần phổ thông của Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang.

Khả năng thanh toán yếu trong ngắn hạn

Trong năm 2021, bức tranh tài chính của SHP bộc lộ một số vấn đề về khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả tại SHP đạt 5.845,6 tỷ đồng, tăng 1.381 tỷ đồng, tương đương 30,9% so với năm 2020, cao gấp 6,9 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 87,4% tổng nguồn vốn.

Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm ưu thế. Vay và nợ tài chính ngắn hạn lên đến 4.805,5 tỷ đồng, chiếm 82,2% tổng nợ phải trả và chiếm 71,8% tổng nguồn vốn.

Thế nhưng, tài sản ngắn hạn của SHP chỉ là 4.026 tỷ đồng. Như vậy, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) chỉ là 0,84.

Theo lý thuyết kế toán, hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. 

PV

Theo vnmedia.vn Copy
Điểm danh loạt doanh nghiệp trả cổ tức 'khủng', cao nhất tỷ lệ đến 120%

Điểm danh loạt doanh nghiệp trả cổ tức 'khủng', cao nhất tỷ lệ đến 120%

Năm 2022, xuất hiện nhiều doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt cao trên 100% (tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 10.000 đồng).
KBC chuẩn bị nhận về 1.188 tỷ đồng tiền cổ tức

KBC chuẩn bị nhận về 1.188 tỷ đồng tiền cổ tức

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) mới đây đã phát đi thông báo về việc chuẩn bị nhận 1.188 tỷ đồng cổ tức từ một công ty con.
Tin doanh nghiệp nổi bật ngày 28/11: Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO thông báo sắp chia cổ tức tỷ lệ 60%

Tin doanh nghiệp nổi bật ngày 28/11: Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO thông báo sắp chia cổ tức tỷ lệ 60%

Tin doanh nghiệp nổi bật ngày 28/11: Thay đổi nhân sự chủ chốt tại Đất Xanh Services (DXS); chủ tịch SBS khẳng định không liên quan đến trái phiếu sai phạm; đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO thông báo sắp chia cổ tức tỷ lệ 60%... là những thông tin đáng chú ý hôm nay, ngày 28/11.
Phát hành lượng lớn cổ phiếu, AGG chi trả cổ tức 2021

Phát hành lượng lớn cổ phiếu, AGG chi trả cổ tức 2021

CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) phát đi thông báo liên quan đến việc phát hành hơn 11,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021 cho các cổ đông hiện hữu. 
Dòng tiền gặp khó, CTCP Fecon chấp nhận lùi thời gian trả cổ tức

Dòng tiền gặp khó, CTCP Fecon chấp nhận lùi thời gian trả cổ tức

Kinh doanh thua lỗ, tín dụng bị ‘siết’ và lãi suất tăng mạnh là những lý do khiến CTCP Fecon không đủ sức thanh toán cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 3%.
KCN Dốc Đá Trắng – Cứ điểm chiến lược mới của Viglacera

KCN Dốc Đá Trắng – Cứ điểm chiến lược mới của Viglacera

Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng không chỉ là một dự án đơn thuần mà còn là cứ điểm chiến lược mới của Viglacera tại miền Trung.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục nhận thù lao 0 đồng
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Được biết, vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (trong đó giai đoạn 1 có diện tích hơn 180ha). 
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong 'siêu dự án’' 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn so với các dự án khác trong khu vực.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group - bà Nguyễn Thị Thanh Bình chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án BĐS lớn.
Bất động sản Biz