Bất động sản Biz

Sau kiểm toán, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp có biến động lớn

Thứ sáu, 17/06/2022 | 05:55 Theo dõi BĐS Biz trên

Sự chênh lệch con số giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán dường như đang trở thành vấn đề "thường niên" của nhiều doanh nghiệp.

Kiểm toán là khâu để đảm bảo báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực, hợp lý dưới sự xác nhận của đơn vị có chức năng thứ ba, mà cụ thể là đơn vị kiểm toán độc lập.

Năm tài chính 2021 đã kết thúc, song tình trạng số liệu tài chính theo BCTC kiểm toán chênh lệch so với báo cáo doanh nghiệp lập là khá phổ biến. Không những chênh lệch mà thậm chí có trường hợp làm thay đổi hoàn toàn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như từ lãi sang lỗ hay lỗ ‘chất chồng’. Điều này gây ra một dấu chấm hỏi lớn về nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp hay nghi ngờ tính chính xác hợp lý của báo cáo tự lập.

Điển hình, mới đây nhất CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã: OGC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 với khoản lỗ ròng 76 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lại ghi nhận lãi ròng hơn 145 tỷ đồng.

Sự tăng vọt của giá vốn hàng bán (tăng 33%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng gấp 79 lần) là yếu tố chính góp phần khiến Ocean Group từ lãi sang lỗ sau kiểm toán. Sự thay đổi này phần lớn đều xuất phát từ các khoản trích lập dự phòng với nợ xấu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Cũng thê thảm như Ocean Group, năm 2021 Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã: CTI) ôm lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng trong khi trước kiểm toán lãi gần 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là do kiểm toán điều chỉnh tăng mức trích lập dự phòng đầu tư vốn vào các công ty con.

Đây cũng là năm đầu tiên đơn vị báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2010. Năm 2021, doanh nghiệp đặt ra kế hoạch doanh thu đạt 981 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 92 tỷ đồng. Như vậy sau 1 năm, tài chính doanh nghiệp chỉ thực hiện được vỏn vẹn 77% chỉ tiêu doanh thu và không có lãi sau thuế.

Tương tự, sau kiểm toán, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã: FTM) báo lỗ hơn 224 tỷ đồng trong khi trước kiểm toán báo lỗ 223 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên 420,6 tỷ đồng.

Nguồn: Thủ Đức House.

Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh quyết định về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu FTM, kể từ ngày 16/5/2022. Theo đó, FTM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc 50 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với lý do kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục và tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.

Thủ Đức House (TDH) cũng tăng lỗ thêm 365 tỷ đồng sau kiểm toán, nâng tổng lỗ cả năm 2021 lên 890 tỷ đồng. Nguyên nhân do kiểm toán điều chỉnh tăng lỗ từ các khoản đầu tư, tăng chi phí do ghi nhận toàn bộ các khoản thuế GTGT hoàn và tiền phạt…

Thê thảm hơn là trường hợp tại CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (mã: HU1), do phát sinh hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty con (Công ty HUD1.02) với số tiền là 4,8 tỷ đồng nên lợi nhuận của HU1 chuyển từ lãi hơn 876 triệu đồng thành lỗ gần 3,9 tỷ đồng.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đều ghi nhận lỗ sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2021.

Đơn cử, 9 năm liên tiếp đắm chìm trong thua lỗ đã nâng tổng lỗ lũy kế của Lilama 3 (mã: LM3) gần chạm mốc 488 tỷ đồng. Không chỉ vậy, kiểm toán còn từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2021 của Công ty.

Tương tự, Vận tải biển và Hợp tác Lao động Quốc tế (mã: ISG) cũng bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến. Theo kiểm toán viên, dù lãi gần 136 tỷ đồng trong năm 2021, lỗ lũy kế của ISG là hơn 427 tỷ đồng, làm cho vốn chủ sở hữu âm 334 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 576 tỷ đồng và Tập đoàn chưa ghi nhận tiền lãi quá hạn cũng như lãi phạt của 3 tàu từ năm 2017 đến năm 2021.

Ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) từng cho biết, rất khó đoán định, "đánh hơi" được những doanh nghiệp đã "chế biến" các khoản mục trên BCTC, bởi điều này phụ thuộc nhiều vào sức tưởng tượng và trí thông minh của người làm kế toán trong doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà đầu tư cá nhân thì thường không có nguồn lực để kiểm chứng thông tin.

Thậm chí ngay cả đối với BCTC đã kiểm toán vẫn có thể sai sót bởi lẽ trong công tác kiểm toán, kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý của BCTC trên phương diện tổng thể nên không tránh khỏi trường hợp kiểm toán viên không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC .

Do đó, ông Hưng khuyến nghị các nhà đầu tư, khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào cần xem xét nhiều yếu tố ngoài BCTC như ban lãnh đạo, danh sách cổ đông, lịch sử chi trả cổ tức… trong trường hợp cảm thấy nghi ngờ về tính minh bạch của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên bỏ qua.

Theo Hoàng Long/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/sau-kiem-toan-loi-nhuan-cua-nhieu-doanh-nghiep-co-bien-dong-lon-655416.html

Ông lớn xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu

Ông lớn xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu

Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền. Đồng thời, doanh nghiệp cho biết đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này, thời gian dự kiến thanh toán vào tháng 7.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao cấp, đại dự án tại Cần Giờ dự kiến phục vụ khoảng 31.000 cư dân và khách du lịch. 
Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Hòa vào không khí sôi động của mùa hè, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Đi giữa hè rực rỡ” dành riêng cho khách hàng sử dụng ứng dụng Sacombank Pay kéo dài đến hết ngày 14/9/2025....
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Trong quý I/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) tiếp tục cập nhật tình hình tài chính và gửi các văn bản giải trình đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tập trung tìm giải pháp phù hợp nhằm ổn định hoạt động và bảo đảm quyền lợi cổ đông.
Bất động sản Biz