Bất động sản Biz

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành

Thứ hai, 09/05/2022 | 10:04 Theo dõi BĐS Biz trên

Thống kê từ báo cáo tài chính quý 1/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu các nhà băng tăng 11% so với hồi đầu năm, ghi nhận hơn 109.000 tỷ đồng.

Trong đó, ngân hàng OCB có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất, với 70% so với đầu năm.

Cụ thể, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại OCB ghi nhận hơn 2.293 tỷ đồng, tăng thêm 943 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với đầu năm. Trong cơ cấu các nhóm nợ, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tại OCB tăng mạnh nhất 140% lên hơn 698 tỷ đồng. Tiếp đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 79% lên hơn 583 tỷ đồng, còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng tới 38% ghi nhận hơn 1.011 tỷ đồng.

Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ 1,32% lên 2,17%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Đáng nói, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) tại OCB trong 3 tháng đầu năm tăng thêm 2.265 tỷ đồng, lên mức gần 4.602 tỷ đồng, tương đương tăng 97% so với đầu năm.

Nợ nhóm 2 dù chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn tại OCB đang tăng nhanh.

Có tốc độ tăng nợ xấu cao thứ hai là ngân hàng TPBank. Tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại TPBank tăng tới 48% lên 1.714 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng mạnh nhất tới 80% lên hơn 629 tỷ đồng, tiếp đến là nợ nhóm 5 tăng 50% hơn 447 tỷ đồng và nợ nhóm 3 cũng tăng 25% lên gần 638 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tại TPBank tăng từ 0,82% hồi đầu năm lên 1,14%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Ngoài OCB và TPBank, nợ xấu tại Vietcombank cũng tăng tới 37%, ghi nhận 8.372 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 95% ghi nhận hơn 1.459 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng tới 75% lên gần 1.693 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 18% ghi nhận hơn 5.220 tỷ đồng. Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,64% đầu năm lên 0,81%.

Ngoài ra, nợ nhóm 2 tại Vietcombank cũng tăng 29% lên hơn 4.529 tỷ đồng.

Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).
Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).

Xét về số dư tuyệt đối, VPBank (18.094 tỷ đồng), VietinBank (15.322 tỷ đồng) và BIDV (13.720 tỷ đồng) là ba ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất trong quý 1/2022.

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành - Ảnh 1

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, dư nợ tái cơ cấu khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực.

Các ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải tăng dự phòng trong thời gian tới, trong khi các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ không gặp áp lực dự phòng. 

Hà Phương/Theo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/quy-i-2022-ocb-tpbank-co-toc-do-tang-no-xau-cao-nhat-nhi-nganh-d77736.html

Ông lớn xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu

Ông lớn xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu

Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại

Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại

Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m²: Gấp đôi mặt tiền, nhân đôi giá trị tại Vinhomes Wonder City

Thương phố Đại Lộ 120m²: Gấp đôi mặt tiền, nhân đôi giá trị tại Vinhomes Wonder City

Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế

TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế

Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng siêu đô thị của Việt Nam.
Bất động sản Biz