Bất động sản Biz

PNJ lần đầu báo lỗ, rủi ro dòng tiền âm

Thứ tư, 27/10/2021 | 13:57 Theo dõi BĐS Biz trên

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) lần đầu tiên báo lỗ trong một quý kể từ quý 4/2015. Đáng chú ý, dòng tiền tại PNJ đang ở trạng thái âm và nợ vay ngày càng tăng nhanh.

PNJ báo lỗ gần 160 tỷ đồng trong quý 3/2021

Trong quý 3/2021, PNJ ghi nhận doanh thu thuần giảm 78% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 877 tỷ đồng do doanh nghiệp tạm đóng phần lớn các cửa hàng kinh doanh trong tháng 07, 08, 09/2021 để thực hiện giãn cách xã hội.

Riêng trong tháng 9/2021, PNJ đạt 226 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn gần 84% so với cùng kỳ năm trước, lỗ ròng tháng 9 là 48 tỷ đồng, giảm tương ứng 151,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh thu giảm mạnh nên không đủ bù đắp các chi phí lãi vay gần 28 tỷ đồng, chi phí bán hàng gần 251 tỷ đồng và chi phí quản lý gần 74 tỷ đồng khiến PNJ báo lỗ ròng gần 160 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2020 lãi ròng hơn 202 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên PNJ báo lỗ kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE (tháng 03/2009).

Tính chung 9 tháng đầu năm, PNJ ghi nhận hơn 12.514 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng đạt gần 576 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ chủ yếu do giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý đều tăng.

PNJ cho biết trong hai tuần đầu tháng 10/2021, 94% số lượng cửa hàng toàn quốc quay trở lại kinh doanh, khu vực trọng điểm là TP HCM cũng mở lại 93% số cửa hàng.

Tính tới cuối tháng 9/2021, PNJ có tổng cộng 336 cửa hàng trên toàn quốc. Lũy kế 9 tháng, PNJ đã mở mới 14 cửa hàng PNJ Gold, đóng 17 cửa hàng PNJ Silver, 1 cửa hàng CAO.

Năm 2021, PNJ đặt kế hoạch doanh thu thuần 21,006 tỷ đồng và lãi ròng 1,230 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 15% so với kết quả năm trước. So với kế hoạch, PNJ đã thực hiện 60% chỉ tiêu doanh thu thuần và 47% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Dòng tiền kinh doanh âm, ‘kho tiền mặt’ cạn dần

BCTC hợp nhất quý 3/2021 của PNJ cho thấy, ngoài doanh thu và lợi nhuận sa sút, dòng tiền tại PNJ cũng đang trong trạng thái âm trong khi cùng kỳ 2020 dương.

Cụ thể, tính đến 30/9/2021, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 606,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái dương hơn 768 tỷ đồng; dòng tiền từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 24 tỷ đồng; chỉ có dòng tiền từ hoạt động tài chính đạt hơn 400 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần trong kỳ vẫn âm hơn 230 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 dương hơn 137 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm là do tiền chi cho hàng tồn kho tăng mạnh, lên hơn 964 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 99 tỷ đồng lên hơn 130 tỷ đồng. Trong đó khoản mục trả trước cho người bán ngắn hạn tăng mạnh từ 20 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại PNJ (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021).

Đối với doanh nghiệp, dòng tiền đặc biệt quan trọng. Nhờ có dòng tiền, doanh nghiệp mới có thể thực hiện được các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư. Dòng tiền âm có thể là tín hiệu cảnh bảo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề. Chẳng hạn, bán hàng chỉ ghi nhận lợi nhuận trên sổ sách chứ không thu được tiền về, hay bị nghi ngờ là ghi nhận doanh thu ảo.

Ngoài ra, tại thời điểm 30/6/2021, 'kho tiền mặt' tại PNJ giảm mạnh 54% xuống còn 192 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2021 quy mô tài sản của PNJ  đạt gần 9.169 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của PNJ là hàng tồn kho, với 82%. Trong đó, giá trị thành phẩm hơn 4.503 tỷ đồng, gấp gần 12 lần đầu năm và giá trị nguyên vật liệu gần 636 tỷ đồng, tăng 63%.

Liên quan đến nợ tại PNJ, cũng tại thời điểm này, nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn ghi nhận hơn 3.600 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn chiếm hơn 67% nợ phải trả, tăng 32% so với đầu năm.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021.

Hiện chủ nợ lớn nhất tại PNJ là ngân hàng Vietcombank với gần 633 tỷ đồng lãi suất 4,6% hình thức đảm bảo là nhà 46 Ngô Quyền, nhà 359 Phan Chu Trinh và 461 Phan Chu Trinh – Tam Kỳ, chủ nợ lớn thứ hai tại PNJ là ngân hàng BIDV với hơn 499 tỷ đồng lãi suất 5%, hình thức đảm bảo là hàng tồn kho. Ngoài ra, PNJ còn vay Vietinbank hơn 479 tỷ đồng; Ngân hàng Seabank 225 tỷ đồng; Ngân hàng PGBank 168 tỷ đồng;…

Theo Hà Phương - Huy Tùng/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/pnj-lan-dau-bao-lo-rui-ro-dong-tien-am-630769.html

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz