Bất động sản Biz

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Thứ ba, 25/06/2024 | 11:10 Theo dõi BĐS Biz trên

Tình hình tài chính tại Xây dựng Hòa Bình

Tính đến 31/3/2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận 14.892 tỷ đồng tổng tài sản, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, có tới 71% tài sản của Xây dựng Hòa Bình nằm trong các khoản phải thu, ghi nhận hơn 10.618 tỷ đồng, gồm hơn 379 tỷ đồng khoản phải thu dài hạn và hơn 10.239 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn.

Trong đó, hai khoản mục chủ yếu là Phải thu ngắn hạn khách hàng ghi nhận hơn 7.016 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% và Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng hơn 2.594 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm.

Đáng chú ý, nhiều khoản phải thu còn trở thành nợ xấu, khiến “ông lớn” ngành xây dựng này phải trích lập dự phòng rất lớn, lên tới hơn 2.387 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với đầu năm.

Đặc thù của "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng" được ghi nhận cùng lúc với doanh thu. Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Trong khi đó, “Phải thu khách hàng” được chuyển từ “Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng” đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Về nguồn vốn, nợ phải trả tại Hòa Bình ghi nhận hơn 14.743 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm nhưng chiếm đến 99% nguồn vốn doanh nghiệp. Trong đó, chủ yếu là khoản phải trả người bán ngắn hạn hơn 4.607 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ vay tài chính chiếm hơn 4.490 tỷ đồng, gồm hơn 3.731 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 758 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Như vậy, tính đến 31/3/2024, nợ phải trả cao gấp gần 99 lần vốn chủ sở hữu, đặc biệt nợ vay tại Hòa Bình đã cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.

Liên tục thoái vốn tại công ty con và công ty liên kết

Theo báo cáo tài chính, tính đến 31/3/2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) sở hữu 20 công ty con; 5 công ty liên doanh, liên kết (tỷ lệ sở hữu đều dưới 50% cổ phần) với tổng giá trị đầu tư lên tới 311,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Bình còn có 5 công ty đầu tư dài hạn khác lên đến 82,4 tỷ đồng, tăng 105% so với đầu năm 2024.

Đáng nói, "ông lớn" xây dựng này vừa thông báo muốn thoái vốn tại hai công ty liên doanh, liên kết do đầu tư không có lợi nhuận.

Theo đó, Xây dựng Hòa Bình vừa thông qua quyết định chuyển nhượng 100% phần vốn góp của công ty tại CTCP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt và CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình cho nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính với giá tốt nhất.

Trong đó, Công ty Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt có địa chỉ tại Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP. HCM và hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội thất, sản xuất cửa nhôm, san lấp mặt bằng và mua bán vật liệu xây dựng. Hòa Bình sở hữu 32,31% vốn tại Nhôm kính Anh Việt, tương ứng đã đầu tư 19,56 tỷ đồng, trích lập dự phòng 6,69 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 31/3/2024, khoản đầu tư này chỉ còn giá trị gần 12,1 tỷ đồng do công ty lỗ lũy kế gần 7,5 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Đối với CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình có địa chỉ tại 235 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM và hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt trang thiết bị công trình xây dựng, hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy. Hòa Bình sở hữu 47,82% vốn điều lệ tại Jesco Hòa Bình, tương đương đã đầu tư 34,8 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3/2024, khoản đầu tư trên chỉ còn giá trị gần 9,5 tỷ đồng do công ty lỗ lũy kế 25,3 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Như vậy, nếu bán với nguyên giá, Xây dựng Hòa Bình sẽ phải "cắt lỗ" hơn 32 tỷ đồng từ khoản đầu tư vào 2 doanh nghiệp kể trên.

Trước đó, tháng 3/2024, Xây dựng Hòa Bình cũng thông qua phương án chuyển nhượng 100% phần vốn góp của doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec cho nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính với giá chuyển nhượng tốt nhất.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên
Matec là công ty con quản lý khai thác thiết bị máy móc cho Xây dựng Hòa Bình.
 

Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, là công ty con của Xây dựng Hòa Bình sở hữu 100% cổ phần. Công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, cho thuê máy xây dựng và cung ứng vật liệu xây dựng gồm: vữa xây trộn sẵn, vữa tô trộn sẵn, keo dán gạch, keo chà ron, bột trét tường, sơn nước, chống thấm, các phụ gia và hóa chất phục vụ trong xây dựng. Cùng với sự phát triển của Tập đoàn Hòa Bình, ngoài việc cung cấp thiết bị đang quản lý, Matec mở rộng hơn trong việc cung cấp máy móc thiết bị bằng cách cho các đơn vị thuê ngoài, để đa dạng và tăng nguồn thu từ nhiều đơn vị bên ngoài.

Từ năm 2017 Matec mở rộng thêm các kho bãi chứa máy móc thiết bị của Tập đoàn Hòa Bình, Matec ngày càng hoàn thiện khâu quản lý và cung cấp máy móc thiết bị kịp tiến độ cho các Công trình của Tập đoàn Hòa Bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng gây ra tình trạng khan hiếm dự án mới. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Matec trong năm 2023 vừa qua.

Do đó, năm 2023, Matec ghi nhận gần 166 tỷ đồng doanh thu trong khi năm 2022 doanh thu gần 537 tỷ đồng (doanh thu của Tập đoàn Hòa Bình năm 2023 đạt hơn 11.224 tỷ đồng). Năm 2023, Matec bất ngờ lỗ sau thuế 27,75 tỷ đồng trong khi năm 2022 vẫn có lãi 2,1 tỷ đồng.

Trước đó, giai đoạn 2018-2021, doanh thu tại Matec giảm dần mỗi năm, từ 1.273 tỷ đồng năm 2018 giảm xuống còn hơn 559 tỷ đồng năm 2021 và đến năm 2022 chỉ thu về gần 537 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Có thể thấy, nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh tại CTCP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt; CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec đều giảm sút. Trong khi Tập đoàn mẹ đang đối mặt với tình hình kinh doanh thua lỗ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, nguồn vốn mất cân đối và gánh nặng nợ vay "đè nặng".

Vì vậy, Xây dựng Hòa Bình đã lên hàng loạt kế hoạch để gỡ khó và phương án rao bán các công ty con, công ty liên kết làm ăn không có lãi là giải pháp tốt nhất để bổ sung nguồn vốn, cải thiện tình hình tài chính.

Lê Thanh

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông và nhân sự.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR đang nắm giữ.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng

Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng

Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Bất động sản Biz