Bất động sản Biz

Nhóm tài chính đang "miệt mài" mua lại trái phiếu trước hạn

Thứ ba, 06/12/2022 | 10:13 Theo dõi BĐS Biz trên

Đầu tháng 12/2022, phương án mua lại trái phiếu trước hạn tại một số ngân hàng và công ty chứng khoán tiếp tục diễn ra sôi nổi.

 Loạt ngân hàng và công ty chứng khoán tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

Trên chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp của HNX, loạt ngân hàng và công ty chứng khoán triển khai mua lại trái phiếu trước hạn.

Cụ thể, ngày 5/12, Ngân hàng TPBank thông báo đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu có mã TPBANKBOND – A4 _231120_3Y_2 kỳ hạn 3 năm.

tpbank-mua-lai-trai-phieu-truoc-han
TPBank mua lại trái phiếu trước hạn (Nguồn: HNX)

Cũng trong ngày ngày 5/12, Chứng khoán Bảo Việt cũng thông báo đã mua lại toàn bộ trước hạn lô trái phiếu mã BVSH2123001 vào ngày 30/11/2022. Đây là lô trái phiếu duy nhất của Chứng khoán Bảo Việt, phát hành ngày 22/12/2021 và đáo hạn ngày 22/12/2023. Mệnh giá đạt 100.000 đồng/trái phiếu, tổng số lượng phát hành là 1 triệu trái phiếu, tương đương giá trị 100 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt cũng thông báo đã mua lại trước hạn 3 lô trái phiếu gồm VDSH2122011, VDSH2223002, VDSH2123001.

chung-khoan-rong-viet-mua-lai-truoc-han
Chứng khoán Rồng Việt mua lại trái phiếu trước hạn (Nguồn: HNX)

Được biết, lô trái phiếu mã VDSH2122011 có giá trị 349,3 tỷ đồng, phát hành ngày 24/12/2021, hoàn tất ngày 7/3/2022 và đáo hạn ngày 24/12 tới đây; lô trái phiếu mã VDSH2223004 có giá trị hơn 182,1 tỷ đồng phát hành ngày 4/4/2022, hoàn tất ngày 30/6/2022 và đáo hạn ngày 4/4/2023; lô trái phiếu mã VDSH2123001 có giá trị 47,8 tỷ đồng phát hành thành công ngày 20/1/2022 và đáo hạn ngày 22/10/2023.

Ngày 2/12, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt mới đây vừa công bố kết quả mua lại 49,2 tỷ đồng trái phiếu trước hạn mã VCIH2123003, khối lượng trái phiếu còn lại sau khi mua lại là 70,7 tỷ đồng. Số trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn là 24/5/2023.

Chứng khoán Bản Việt là một trong nhiều doanh nghiệp quyết định mua lại trái phiếu trước hạn phát hành riêng lẻ, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp hết sức khó khăn sau những sai phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát.

Ngày 1/12, CTCP Chứng khoán Kỹ thương cũng thông báo mua lại trước hạn hai lô trái phiếu. Cụ thể, với trái phiếu TCSCH2124013, công ty mua lại hơn 133,612 tỷ đồng trái phiếu. Khối lượng trái phiếu còn lại sau khi mua lại là 28,5 triệu đồng. Được biết, số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, phát hành ngày 25/11/2024 và đáo hạn là 25/11/2024.

Với trái phiếu mã TCSCH2126002, công ty mua lại 181,224 tỷ đồng trái phiếu. Khối lượng trái phiếu còn lại sau khi mua lại là hơn 287.151 tỷ đồng. Được biết, số trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 16/6/2021 và ngày đáo hạn là 16/6/2026.

chung-khoan-ky-thuong-mua-lai-trai-phieu-truoc-han
chung-khoan-ky-thuong-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-1
Chứng khoán Kỹ thương mua lại trái phiếu trước hạn (Nguồn: HNX)

Trước đó, nhóm tài chính đã 'lũ lượt' công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn như Ngân hàng An Bình mua lại trái phiếu trước hạn 500 tỷ đồng; Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) mua lại trái phiếu trước hạn trị giá 207,3 tỷ đồng / giá trị phát hành 499,9 tỷ đồng; VietinBank mua lại trọn lô trái phiếu trước hạn (có kỳ hạn tới 2027) trị giá 750 tỷ đồng; Tương tự VietBank mua lại 343 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, phát hành năm 2020 và kỳ hạn đáo hạn 2027; VIB mua lại 250 tỷ đồng…

Ngoài nhóm tài chính, doanh nghiệp bất động sản cũng đang ‘miệt mài’mua lại trái phiếu trước hạn như CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia; Hải Phát Retail; CTCP Bất động sản Vinaconex; Tập đoàn Capital House; Địa ốc Sacom;…

Vì sao ồ ạt xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn?

Nhóm danh sách trên chắc chắn sẽ còn dài với các kết quả mua lại trái phiếu trước hạn sẽ được công bố tới đây, khi Nghị quyết mua lại và các công bố thông tin đang được doanh nghiệp dồn dập tiến hành.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 10, chỉ duy nhất một công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ trên thị trường và huy động được 210 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, hàng loạt doanh nghiệp, tổ chức phát hành mua lại sớm trái phiếu trước hạn với quy mô 147.484 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm.

Mua lại trái phiếu là hoạt động bình thường của doanh nghiệp khi có sự điều chỉnh kế hoạch huy động vốn và kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, diễn biến này chịu tác động mạnh bởi tâm lý lo ngại rủi ro ở cả phía nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Nhà đầu tư chấp nhận các khoản thuế, phí bán trái phiếu trước hạn, thậm chí chịu “lỗ nặng” để nhanh chóng sang tay trái phiếu - sản phẩm đầu tư do chính mình đã thẩm định và quyết định tin tưởng để xuống tiền trong kỳ hạn được quy định trước.

 

Đây cũng là lý do tình trạng bond-run, rút tiền trái phiếu hàng loạt, yêu cầu nhà phát hành mua lại trái phiếu ngay lập tức đang diễn ra trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện tại.

Về phía doanh nghiệp, không thể phát hành mới để huy động vốn, trong khi phải mua lại trái phiếu trước hạn khi nhà đầu tư muốn rút tiền sớm, doanh nghiệp trong thế “mắc kẹt” không thể giãy giụa.

Theo Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, trong đó bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Cần làm rõ, việc mua lại trái phiếu trước hạn hiện tại chủ yếu xuất phát từ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, không phải do bối cảnh kinh tế có biến động mạnh, hay có sự thay đổi kế hoạch từ phía doanh nghiệp, bởi đa phần các doanh nghiệp phát hành trái phiếu gần đây đã gặp gỡ trực tiếp nhà đầu tư, cam kết thanh toán đủ lãi và gốc cho các lô trái phiếu khi đến hạn nhưng không nhận được sự ủng hộ.

Theo số liệu của Fiin Ratings, trái phiếu tư nhân được nắm giữ bởi các trái chủ với tư cách cá nhân ở quy mô lớn, ước tính chiếm 33% giá trị trái phiếu lưu hành và hiện có khoảng 300.000 người giữ. Lực lượng này nói riêng, cũng như những nhà đầu tư trên thị trường nói chung đủ sức mạnh để “bóp nghẹt” sức sống không chỉ doanh nghiệp, mà còn tạo hiệu ứng domino trên toàn bộ hệ thống tài chính. Niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính nếu không còn, thì doanh nghiệp ngay cả khi hoạt động tốt, tín dụng tốt cũng không thể phát hành mới. Tiếp theo, cả lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn lực “nâng đỡ” hoạt động của các tổ chức phát hành, không chỉ từ dòng vốn chảy vào thị trường tài chính, mà còn ở sự tỉnh táo trước các tin đồn, trào lưu tiêu cực hiện tại và đặt niềm tin vào doanh nghiệp, vào thị trường.

Trang Bùi

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz