Bất động sản Biz

Nga tấn công Ukraine tác động ra sao đến nền kinh tế Việt Nam?

Thứ sáu, 25/02/2022 | 09:16 Theo dõi BĐS Biz trên
Việc Nga tấn công Ukraine sẽ có những tác động nhất định đến triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì về lâu dài sẽ là động lực thu hút vốn đầu tư FDI vào nước ta.

Ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin chấp thuận chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, qua đó cho phép lực lượng đặc nhiệm tiến vào vùng Donbas của Ukraine. Căng thẳng leo thang tại Ukraine ngay lập tức tác động tiêu cực đến nhiều chỉ số thị trường cũng như giá cả hàng hóa.

Tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.  

Liên quan đến vấn đề kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao bởi tình hình căng thẳng tại Ukraine, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam nhấn mạnh các xung đột về địa chính trị bản chất cuối cùng cũng sẽ quay về các cuộc chiến thương mại.

Xét về mặt tiêu cực, đầu tiên sẽ tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong các phiên giao dịch gần đây thị trường biến động rất mạnh, không chỉ ở thị trường Việt Nam mà điều này còn xảy ra ở hầu hết các thị trường khác.

Ông cho rằng điều này sẽ khiến cho dòng tiền tìm đến các kênh an toàn hơn như vàng, trái phiếu,… và dòng tiền sẽ không chảy nhiều vào cổ phiếu.

Việc giá vàng thế giới lên vùng cao nhất kể từ tháng 11/2020 khiến giá vàng miếng trong nước tăng mạnh.

Tác động tiêu cực thứ hai, theo ông Minh, là có thể làm gia tăng lạm phát.

Ông Minh cho rằng yếu tố ảnh hưởng ngay tới nền kinh tế có thể thấy rõ là hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế của Mỹ, EU và Nga, chẳng hạn như hoạt động xuất nhẩu giữa hai khối quốc gia này.

Làm gia tăng lạm phát không chỉ Việt Nam mà còn ở toàn cầu.  

Thực tế nguồn cung ứng hiện nay của Nga cho EU phần lớn liên quan đến dầu và khí. Nếu trong trường hợp mâu thuẫn thương mại xảy ra, EU sẽ không nhập dầu và khí của Nga nữa, điều này sẽ đẩy nhu cầu dầu tăng lên tại khu vực châu Âu, khiến giá dầu tăng.

Khi giá dầu tăng, đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, đẩy tình hình lạm phát của cả nền kinh tế tăng lên, không chỉ Việt Nam mà còn ở toàn cầu. Như vậy, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Ông Minh cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới những chiến lược, chính sách tiền tệ trong bối cảnh các doanh nghiệp đang hồi phục trở lại sau đợt COVID-19 vừa qua.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, ông Minh cũng đề cập đến ảnh hưởng tích cực, nằm ở làn sóng dịch chuyển FDI.

"Làn sóng dịch chuyển của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc đã xảy ra bắt đầu từ 2-3 năm gần đây. Như vậy, nếu cuộc chiến thương mại này diễn ra căng thẳng và kéo dài thì rất có khả năng sẽ trở thành động lực thúc đẩy rất nhanh chóng tới việc các doanh nghiệp FDI buộc phải rút ra khỏi Trung Quốc và dịch chuyển vào các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, thuận lợi về dài hạn đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rõ đây sẽ là động lực cho các doanh nghiệp FDI thúc đẩy dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam", ông Minh nhận định.

Dầu khí hưởng lợi, xuất khẩu, logistics gặp khó khăn

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính nhận định xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp khó khăn.

Giá dầu tăng cao có thể khiến các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo.  
Giá dầu tăng cao có thể khiến các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo.  

Ông cho rằng, xung đột Ukraine và Nga xảy ra có thể sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng lên. Giá dầu tăng cao có thể khiến các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo. Trong kịch bản kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể trở nên khó khăn. Những điều này khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại.

Ngoài ra, ông cho rằng các hoạt động sản xuất, đầu tư trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng bởi khi xảy ra căng thẳng, rủi ro trong đầu tư sẽ tăng lên đáng kể, lượng tiền đổ vào các quốc gia có nguy cơ giảm đi. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

"Tuy nhiên, trong phương diện khác, khi các doanh nghiệp trên thế giới đang có động thái ngại đầu tư vào một số khu vực trên thế giới, nếu Việt Nam vẫn giữ được niềm tin quốc tế thì Việt Nam có thể thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn", ông nói thêm.

Về ngành ảnh hưởng tích cực trực tiếp, Giám đốc phân tích của Yuanta Việt Nam đề cập đến nhóm ngành dầu khí. Ông cho rằng trong thời gian vừa qua khi giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, khi giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động. Điều này có thể dẫn đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, gia tăng chi phí logistics. Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.

Theo Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/nga-tan-cong-ukraine-tac-dong-ra-sao-den-nen-kinh-te-viet-nam-d131223.html

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz