Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) vừa chào bán thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư xây dựng dự án tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nam A Bank có liên quan gì tới thương vụ 2.000 tỷ đồng trái phiếu của DCT Group?
Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) vừa chào bán thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư xây dựng dự án tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nam A Bank có liên quan gì tới thương vụ 2.000 tỷ đồng trái phiếu của DCT Group?
Lô trái phiếu này nhằm huy động vốn thực hiện dự án Tòa tháp Charm Diamond - nhà ở liền kề kết hợp thương mại dãy LK3 và LK4 trong dự án Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần, thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1.
“Đại gia” nào giao dịch với DCT Group?
Thương vụ 2.000 tỷ đồng của DCT Group là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và có kỳ hạn 3 năm (đáo hạn ngày 28/6/2024), lãi suất cố định 10%/năm.
Theo đó, tài sản đảm bảo được định giá là 2.838,1 tỷ đồng, chia thành 3 hợp đồng, ký ngày 28/6/2021 với Nam A Bank - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, gồm dự án Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1 và dự án Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm. Các tài sản đảm bảo này thuộc sở hữu của DCT Group và Công ty CP Thiên Bình Minh.
Thông tin không chính thức tiết lộ cho phóng viên, một ngân hàng và công ty chứng khoán đã mua lô trái phiếu này (?!). Công ty CP Chứng khoán Bảo Minh (BMS) và Nam A Bank - Chi nhánh Lý Thường Kiệt đã thu xếp giao dịch phát hành trái phiếu này của DCT Group.
Tuy nhiên, đa phần công ty chứng khoán tại Việt Nam có vốn chủ sở hữu khá thấp, nên dư luận đặt nghi vấn: Công ty chứng khoán mua lô trái phiếu của DCT Group là thực hiện theo ủy thác của một tổ chức tín dụng…
Cẩn trọng bẫy huy động chiếm dụng vốn
Theo tìm hiểu của phóng viên, lãi suất của thương vụ trái phiếu 2.000 tỷ đồng “neo” cố định ở mức 10%/năm là thấp nếu so với mức lãi suất nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay (có hoặc không có tài sản đảm bảo); tuy nhiên, có thể coi là cao nếu so với lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng.
Việc chọn phát hành trái phiếu với lãi thực cao hơn hẳn đi vay ngân hàng, đổi lại, DCT Group có sự chủ động hơn khi sử dụng nguồn tiền này, giảm bớt được một số quy định giám sát cho vay. Với kỳ hạn 3 năm, chi phí lãi phát sinh từ khoản vay 2.000 tỷ đồng trái phiếu chiếm khoảng 700 tỷ đồng và chắc chắn được phản chiếu trong giá bán sản phẩm của dự án có sử dụng khoản vay trái phiếu này.
Lật lại danh sách cổ đông, ngày 19/7/2021, DCT Group thông báo sự xuất hiện của Công ty CP Charm Group (Charm Group) của doanh nhân Trần Kha Minh; nhưng vốn điều lệ của công ty vẫn ở mức hơn 300 tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra: Doanh nghiệp vốn điều lệ hơn 300 tỷ đồng mà phát hành trái phiếu 2.000 tỷ đồng thực hiện dự án quy mô vốn còn lớn hơn; nếu dự án của DCT Group đã được thế chấp hay dùng làm tài sản đảm bảo cho một nghĩa vụ bất kỳ - cũng có nghĩa người mua nhà tại dự án này sẽ đối diện với rủi ro pháp lý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án. Điều này có được xem là "bẫy huy động" mà nhiều chủ đầu tư và ngân hàng giăng ra để lợi dụng chiếm dụng vốn của người mua nhà?./.
"Tình hình kinh doanh của DCT Partner Việt Nam rất "phập phù" khi năm có lãi năm lỗ, đơn cử như năm 2019 công ty thua lỗ sâu hơn 17 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2020 đã có lãi nhẹ, đạt 6,5 tỷ đồng.
Theo Kinh tế tập đoàn
Link nguồn: http://kinhtetapdoan.vn/nam-a-bank-lien-quan-gi-toi-thuong-vu-2000-ty-dong-trai-phieu-cua-dct-group-d11755.html#