Bất động sản Biz

Loạt ngân hàng nhỏ báo lãi quý 4 giảm, cả năm lợi nhuận thăng hoa

Thứ sáu, 21/01/2022 | 07:26 Theo dõi BĐS Biz trên

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, mã: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 với lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 đạt hơn 311 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số ngân hàng nhỏ vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với lợi nhuận trước thuế quý này giảm mạnh, thậm chí là lỗ nặng. Tuy nhiên, tính cả năm 2021 vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, riêng trong quý 4/2021 ngân hàng báo lỗ trước thuế hơn 74 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 64 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 66% xuống còn hơn 53 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 34% lên mức gần 128 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 đạt hơn 329 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, riêng quý 4/2021, lợi nhuận trước thuế giảm 29,2% so với cùng kỳ, xuống còn 57 tỷ đồng. Nguyên nhân do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng vọt 235% lên mức gần 82 tỷ đồng. Trong kỳ, thu nhập lãi thuần cũng giảm nhẹ 1,6% đạt hơn 253 tỷ đồng.

Trong khi thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh trong năm 2021 thì hoạt động kinh doanh ngoại hối lại không mấy khả quan khi lãi thuần từ mảng này sụt giảm 31,2% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác trong kỳ cùng giảm mạnh 67,8%, từ 157,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước về 50,8 tỷ đồng.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, mã: ABB) báo lãi sau thuế quý 4/2021 đạt gần 281 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ 2020 do ngân hàng dành gần 281 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 155%. Tính chung cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế tại ABBank đạt gần 1.560 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020.

Có thể thấy, lợi nhuận ngân hàng nhỏ quý 4/2021 giảm chủ yếu do tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ tiềm ẩn.

"Chi phí trích lập dự phòng" được nhận định sẽ là từ khoá cho lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2021, tạo ra sự phân hoá lớn. Đặc biệt dưới tác động của Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thì việc trích lập dự phòng nhiều hay ít trong sẽ tác động không nhỏ tới lợi nhuận năm 2021.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính, Thông tư 03 phần lớn là hỗ trợ ngành ngân hàng, khiến bức tranh lợi nhuận trở nên sáng sủa hơn thực tế. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có tác động không nhỏ tới lợi nhuận ngân hàng này trong 3 năm tới, sự phân hoá thể hiện khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng.

Có một thực tế, có hai quan điểm trái chiều về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Nhà đầu tư coi đây là “gánh nặng” ăn mòn lợi nhuận, còn ngân hàng lại xem là “của để dành”, yếu tố có khả năng tạo ra lợi nhuận đột biến trong tương lai.

Theo phân tích của các chuyên gia, bản chất của chi phí trích lập dự phòng rủi ro là dự phòng một khoản tiền cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, chi phí cho khoản dự phòng sẽ được lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng và được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa quy mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống, thuế phải nộp sẽ ít đi.

Tuy nhiên, khi mỗi đồng nợ xấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Vì thế, nhiều ngân hàng cho rằng khoản chi phí dự phòng này như “của để dành” sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai.

Góc nhìn của các cổ đông và nhà đầu tư ngân hàng lại hoàn toàn ngược lại. Thông thường, cổ đông muốn được nhìn thấy con số lợi nhuận của ngân hàng tăng mạnh để giúp đẩy cao thị giá cổ phiếu. Mặt khác, lợi nhuận tăng cao, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng tiền mặt. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro đối với họ là một gánh nặng.

Chung quy, dù góc nhìn có khác nhau thì việc trích lập dự phòng rủi ro về cơ bản vẫn là một khoản chi phí bắt buộc theo quy định của các ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu, đồng nghĩa với việc nhà băng nào nhiều nợ xấu thì trích lập dự phòng rủi ro sẽ cao.

Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/loat-ngan-hang-nho-bao-lai-quy-4-giam-ca-nam-loi-nhuan-thang-hoa-d29166.html

Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m²: Gấp đôi mặt tiền, nhân đôi giá trị tại Vinhomes Wonder City

Thương phố Đại Lộ 120m²: Gấp đôi mặt tiền, nhân đôi giá trị tại Vinhomes Wonder City

Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
Sức hấp dẫn từ sản phẩm Business Suite tại The Ninety Complex

Sức hấp dẫn từ sản phẩm Business Suite tại The Ninety Complex

Business Suite là mô hình sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi mô hình bất động sản đa công năng này mang lại nhiều ưu thế về trải nghiệm sống, đặc biệt là tiềm năng đầu tư sinh lời cao.
Từ “vùng trũng” hạ tầng đến cực tăng trưởng mới, Đức Hòa hút mạnh dòng vốn đầu tư

Từ “vùng trũng” hạ tầng đến cực tăng trưởng mới, Đức Hòa hút mạnh dòng vốn đầu tư

Sự “thức tỉnh” của Đức Hòa không còn là một kỳ vọng trên giấy, mà đang dần hiện hữu từng ngày qua tốc độ hoàn thiện hạ tầng, sự thay đổi quy hoạch và làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư rõ nét. Trong dòng chảy đó, những dự án được quy hoạch tốt, sở hữu vị trí chiến lược như Imperia Grand Plaza Đức Hoà sẽ là tâm điểm đón sóng trên thị trường.
Nhiều thủ tục hành chính về bất động sản thay đổi từ ngày 1/7/2025

Nhiều thủ tục hành chính về bất động sản thay đổi từ ngày 1/7/2025

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ‑BXD công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ....
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/6: TPHCM tiếp tục gỡ vướng để cấp sổ hồng cho 6 dự án nhà ở

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/6: TPHCM tiếp tục gỡ vướng để cấp sổ hồng cho 6 dự án nhà ở

Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Mỹ Trà hơn 6.200 tỷ đồng; Huế đề xuất quy hoạch khu công nghiệp rộng 140 ha tại huyện A Lưới…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản phía Nam 2025: Bình Dương vươn lên, thị trường phục hồi theo chu kỳ mới

Bất động sản phía Nam 2025: Bình Dương vươn lên, thị trường phục hồi theo chu kỳ mới

Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ vị trí chiến lược và nguồn cung cải thiện rõ rệt.
Bất động sản Biz