CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 445 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 6,15 lần. Đáng chú ý, nợ vay ngân hàng giảm đi đáng kể và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã dương trở lại.
Tại hội thảo "Gỡ vướng địa ốc - Thúc đẩy tăng trưởng" diễn ra giữa tháng 4, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nhận định: "Có thể nói ngành xây dựng đang ở trạng thái "bê bết" nhất từ trước đến nay. Chưa có năm nào nhà thầu xây dựng trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay. Nhiều doanh nghiệp trong top 10 công ty xây dựng cũng đang trong tình trạng báo động về tài chính, không có tiền trả cho nhà thầu phụ, trả cho nhân công, trả tiền vật tư nên khả năng phá sản hoặc ngừng kinh doanh dễ xảy ra".
Trước đó, vào cuối tháng 3, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT đã thay mặt Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP HCM (SACA), Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam (VSCE) và Xây dựng Hòa Bình, gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan ban ngành để có cơ chế gỡ khó cho ngành xây dựng.
Người đứng đầu Xây dựng Hòa Bình chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên trong suốt 35 năm, HBC đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn làm ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp nặng nề như thế. Những khó khăn đó đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 3.300 cán bộ nhân viên của HBC, hơn 40.000 lao động thầu phụ, nhà phân phối, nhà cung cấp và sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị thi công; tác động tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người. Chúng tôi đã huy động tất cả nguồn lực của mình để tìm cách khắc phục tình trạng dòng tiền ngày càng xấu đi mà không thể kịp thời cải thiện được".
Khối nợ tại Xây dựng Hòa Bình sụt giảm
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, tổng tài sản của Xây dựng Hòa Bình đạt 15.697 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tới 90% với mức 14.060 tỷ đồng, giảm 7%; Tài sản dài hạn chỉ chiếm 10% đạt hơn 1.636 tỷ đồng, giảm 6%.
3 tháng đầu năm, quy mô tài sản tại Xây dựng Hòa Bình giảm đồng thời nợ phải trả cũng có xu hướng đi xuống nhưng vẫn trong tình trạng mất cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả chiếm hơn 86%, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 14%.
Cụ thể, tính đến 31/3/2023, nợ phải trả của Xây dựng Hòa Bình đạt hơn 13.503 tỷ đồng, Trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ đạt 2.193 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hòa Bình Group là 6,15 lần.
Một điểm tích cực khác đến từ việc cắt giảm nợ vay. Tổng nợ vay của Hòa Bình tính đến cuối quý I/2023 ghi nhận hơn 5.527 tỷ đồng, giảm 32% so với đầu năm nhưng vẫn cao gấp gần 1,9 lần vốn sở hữu. Trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn hơn 4.755 tỷ đồng đến từ ngân hàng.
Các chủ nợ lớn của Xây dựng Hòa Bình là ngân hàng MSB cho vay ngắn hạn gần 270 tỷ đồng; ABBank hơn 157 tỷ đồng; ngân hàng MB gần 113 tỷ đồng; Ngân hàng Quốc dân hơn 213 tỷ đồng… Về dài hạn, Xây dựng Hòa Bình Group đi vay hơn 772 tỷ đồng. Trong đó có tới 712 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng MSB.
Đáng chú ý, lượng tiền mặt Công ty nắm giữ tính đến ngày 31/3/2023 chỉ còn gần 247 tỷ đồng, giảm 54% so với đầu năm.
Tập đoàn Hòa Bình tiếp tục thua lỗ hơn 444 tỷ đồng, dòng tiền kinh doanh dương trở lại
Sau khi lỗ hơn 1.200 tỷ trong quý cuối năm 2022, Xây dựng Hòa Bình đã tiếp tục báo lỗ gần 445 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2023.
Cụ thể, doanh thu thuần của doanh nghiệp trong quý I/2023 ghi nhận 1.194 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ. Không những thế, mức doanh thu này còn không đủ bù cho giá vốn, dẫn đến mức lỗ gộp gần 203 tỷ đồng, trong khi đầu năm trước lãi gần 198 tỷ đồng.
Hoạt động tài chính của Xây dựng Hòa Bình cũng không mấy khả quan khi doanh thu chỉ vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng, giảm 96%, do không còn ghi nhận khoản doanh thu tài chính khác gần 52 tỷ đồng như cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng đến 53% so với cùng kỳ, đạt hơn 136 tỷ đồng.
Với việc nguồn thu giảm trong khi chi phí tăng cao, khiến “ông lớn” ngành xây dựng lỗ sau thuế hợp nhất gần 445 tỷ đồng trong quý I/2023. Đây là quý thứ 2 liên tiếp công ty xây dựng này báo lỗ. Trong quý IV/2022, HBC đã báo lỗ kỷ lục với hơn 1.200 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình đã dương trở lại trong 3 tháng đầu năm.
Ba tháng đầu năm, tập đoàn vay thêm 739 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 1.343 tỷ đồng. Tổng chi phí lãi vay quý I/2023 là 137 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xây dựng Hòa Bình lên tiếng về việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ngày 08/05 thông báo chuyển cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Ngay sau đó, doanh nghiệp đã có văn bản giải trình về vấn đề này.
Theo đó, HBC cho biết trong khoảng thời gian vừa qua, công tác quản trị nội bộ của HBC đã phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình của thị trường bất động sản và tài chính biến động; hàng loạt các công trình phải ngưng thi công dẫn đến việc xác nhận khối lượng, giá trị hoàn thành từ chủ đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề thanh - quyết toán.
Do đó, Ban điều hành cùng toàn thể công nhân viên phải tập trung toàn lực để giải quyết các vấn đề trên. Điều này đã ảnh hưởng đến các hoạt động xuyên suốt của Công ty, trong đó có việc hoàn thành BCTC năm theo đúng thời hạn.
Về hướng giải quyết, HBC cho biết sẽ thực hiện công bố thông tin BCTC kiểm toán 2022 chậm nhất là ngày 30/05/2023. Đồng thời, Công ty cũng sẽ thực hiện công bố Báo cáo thường niên năm 2022 theo quy định.
Ngoài ra, HBC còn khẳng định trong năm 2024, Công ty sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy định về việc công bố BCTC năm 2023 theo đúng thời hạn.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...