Bất động sản Biz

Hòa Bình Group vừa huy động xong 94,6 tỷ đồng trái phiếu, tiết giảm chi phí nhân sự vì khó khăn

Thứ bảy, 03/12/2022 | 08:26 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong tình cảnh nợ gấp gần 4 lần vốn chủ, Hòa Bình Group vừa huy động xong 94,6 tỷ đồng trái phiếu. Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng vừa thông báo tiết giảm chi phí nhân sự trong bối cảnh khó khăn của ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group- mã: HBC) vừa chào bán thành công lô trái phiếu mã HBCH2225002 kỳ hạn 3 năm có giá trị 94,6 tỷ đồng. Ngày phát hành là 31/10/2022 và ngày hoàn tất phát hành đến 25/11/2022.

Trước đó, Hội đồng quản trị Hòa Bình Group đã có nghị quyết về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị trái phiếu phát hành tối đa 95 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho số trái phiếu phát hành này là hợp đồng tiền gửi trị giá 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của công ty và lợi ích phát sinh từ hợp đồng tiền gửi ngày. Ngoài ra, tài sản đảm bảo cũng có thiết bị, vật tư thuộc hệ thống giàn giáo Ringlock mạ kẽm nhúng nóng.

Công ty giao cho các ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Lê Viết Hiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Trung Thành- Giám đốc tài chính được đại diện công ty tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành.

HBC-1
hbc-2
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Trước đó, hồi đầu năm 2022, doanh nghiệp này đã chào bán thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu qua hai đợt phát hành.

Cơ cấu vốn tại Hòa Bình Group mất cân đối, dòng tiền đang âm nặng

Trước khi thực hiện đợt phát hành trái phiếu giá trị gần 95 tỷ đồng, tình hình tài chính tại Hòa Bình Group cũng không khả quan.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Hòa Bình Group đạt 10.905 tỷ doanh thu thuần, tăng gần 45% song lãi ròng gần 64 tỷ, giảm 21% so với 9 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, tổng tài sản tại HBC tính đến hết quý 3/2022 đạt 18.683 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Đáng nói, dù quy mô tăng nhưng nguồn vốn lại không cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả chiếm gần 80%, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 20%.

Cụ thể, tính đến hết quý 3/2022, nợ phải trả của HBC đạt hơn 14.913 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại giảm 7% xuống còn 3.770 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết quý 3/2022, hệ số nợ phải trả cao gấp 3,95 lần vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, tổng nợ vay tại HBC tính đến hết quý 3/2022 tăng tới 29% so với đầu năm, ghi nhận hơn 6.566 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng 17%, từ 4.699 tỷ đồng hồi đầu năm lên 5.496 tỷ đồng; nợ vay dài hạn cao gấp 2,6 lần so với đầu năm, lên mức 1.070 tỷ đồng chủ yếu là dư nợ trái phiếu ghi nhận 987 tỷ đồng.

Vay nợ dài hạn tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu là do tăng vay trái phiếu. Trái phiếu phát hành trong năm 2022 cho một số trái chủ gồm Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Quỹ đầu tư cơ hội PVI, Quỹ đầu tư hạ tầng PVI. Tổ chức thu xếp vốn cho các lô trái phiếu này là Công ty chứng khoán ACB.

Vì nợ vay tăng khiến chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm tăng tới 61% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 358 tỷ đồng.

xay-dung-hoa-binh

 

Bên cạnh đó, khoản phải thu tại Hòa Bình Group tăng chóng mạnh. Cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận hơn 13.355 tỷ tính đến hết quý 3/2022, tăng gần 16% so với đầu năm và tăng khoảng 341 tỷ sau một quý. Trong đó, khoản tiền công ty cho khách hàng nợ là 6.165 tỷ, tương đương 57% doanh thu 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp và 5.116 tỷ đồng là phải thu theo tiến độ kinh doanh.Tập đoàn đã phải trích lập dự phòng gần 415 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi tại ngày 30/9/2022.

Tăng mạnh khoản phải thu là nguyên nhân chính khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn ghi nhận âm 1.331 tỷ 9 tháng đầu năm, cùng kỳ dương 896 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 319 tỷ song dòng tiền từ hoạt động tài chính gần 1.501 tỷ. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ vẫn âm 150 tỷ, trong khi cùng kỳ 2021 dương 117 tỷ đồng.

Hòa Bình Group đồng loạt tiết giảm chi phí nhân sự

Trong bối cảnh thị trường bất động sản bị siết chặt, có không ít doanh nghiệp xây dựng đang gặp nhiều khó khăn khi liên tục tắc nghẽn dòng vốn, việc thanh toán của chủ đầu tư cho nhà thầu bị chậm trễ, nhiều dự án đầu tư bị trì hoãn, giãn tiến độ thi công và giá vật liệu leo thang. Do đó, một số công ty xây dựng vừa có thông báo tiết giảm chi phí nhân sự và Hòa Bình Group cũng không ngoại lệ.

Theo đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp này quyết định giảm tỷ lệ hiệu suất công việc đối với ban Tổng giám đốc, ban cố vấn, giám đốc chức năng, giám đốc dự án cấp cao xuống 35%; đối với phó giám đốc chức năng, trưởng phòng,… giảm 20%. Ngoài ra ngừng áp dụng một số chế độ phúc lợi và khen thưởng. Khối văn phòng cũng bị tiết giảm về giờ làm việc (chỉ làm việc 40 giờ/tuần từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ không lương thứ 7);…

Thời gian áp dụng các chính sách này từ ngày 1/12/2022 đến hết quý 1/2023 hoặc đến khi có thông báo mới.

b
b2

 

b1
Nguồn: Website của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Trước đó, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Hòa Bình Group từng chia sẻ với báo chí, các hệ sinh thái bất động sản đều bị ảnh hưởng từ nhà thiết kế, quản lý dự án, nhà thầu, nhà cung cấp đến sản xuất vật liệu xây dựng...

"Thời gian tới, nếu thị trường vẫn tiếp tục khó khăn, một số nhà thầu có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi nguồn vốn không nhiều kết hợp với không được thanh toán dẫn đến nợ không thể trả. Bên cạnh đó, những nhà thầu không có sự hỗ trợ của ngân hàng hay tài sản có tính thanh khoản để có thể nuôi dưỡng bộ máy sẽ rất khó khăn", ông nói.

Để ổn định nền kinh tế, ông Hải kiến nghị Nhà nước nên đánh giá lại các công ty bất động sản mất khả năng thanh khoản, có khả năng phá sản và mua lại.

"Sau khi mua lại và tháo gỡ, giải quyết khó khăn đúng lúc về pháp lý và lựa thời điểm thích hợp để đấu giá. Nói là 'giúp' nhưng khi Nhà nước đầu tư vào cũng không sợ lỗ vì các dự án sau này cũng dễ thu hồi vốn", ông phân tích.

Tuy nhiên, để không gây áp lực quá lớn cho Nhà nước, ông khuyến nghị Nhà nước nên thương lượng trước với những người mua trái phiếu hoặc người gửi tiền ngân hàng chỉ trả lại gốc và số tiền gốc đó cũng sẽ trả chậm. Ông Hải cho rằng người dân sẽ chấp nhận phương án này.

Ngoài ra, Nhà nước cần nhìn nhận những đóng góp rất lớn của các công ty bất động sản trong giai đoạn 10 năm trước họ đã thúc đẩy sự đổi mới của bộ mặt đô thị tại Việt Nam.

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
VMI - Cầu nối các nhà đầu tư vốn mỏng với “mạch vàng” từ bất động sản

VMI - Cầu nối các nhà đầu tư vốn mỏng với “mạch vàng” từ bất động sản

Với sự ra đời của suất đầu tư Fantasy Home (sản phẩm đột phá từ VMI JSC), các nhà đầu tư vốn nhỏ sẽ có cơ hội kết nối và hưởng lợi từ đà tăng trưởng liên tục của thị trường bất động sản - lĩnh vực được xem là đầu tàu của cả nền kinh tế. 
Doanh nghiệp bất động sản ‘chịu đau' vượt khó trong dòng xoáy trái phiếu đến hạn

Doanh nghiệp bất động sản ‘chịu đau' vượt khó trong dòng xoáy trái phiếu đến hạn

Trước áp lực đáo hạn trái phiếu đến gần, nhiều doanh nghiệp đang đề xuất phương án gia hạn, hợp tác đầu tư hoặc chuyển đổi tài sản với nhiều ưu đãi nhằm tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn.
Bất động sản Phát Đạt phản hồi thông tin Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án 132 Bến Vân Đồn

Bất động sản Phát Đạt phản hồi thông tin Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án 132 Bến Vân Đồn

Bất động sản Phát Đạt khẳng định, Bộ Công an đề nghị doanh nghiệp cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ công tác xác minh điều tra một vụ án khác,...
Thị trường bất động sản 2023: Không chỉ có những gam màu sáng

Thị trường bất động sản 2023: Không chỉ có những gam màu sáng

Một năm 2022 với nhiều khó khăn với thị trường bất động sản đang dần khép lại. Tuy nhiên, vẫn có những niềm tin về sự ổn định và thanh lọc cho ngành trong thời gian tới. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu Tư Savills Việt Nam...
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Bất động sản Biz