Hà Nội thông tin về hàng nghìn m2 đất công bị lấn chiếm

Thứ sáu, 10/03/2023 | 10:35 Theo dõi BĐS Biz trên

Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều ngày 9/3, đại diện UBND quận Long Biên đã thông tin về hàng nghìn m2 đất tại khu vực Cửa Nghè, cụm Tư Đình, phường Long Biên là đất nông nghiệp nhưng bị sử dụng sai mục đích thành nhà hàng, bến bãi.

Theo giải thích đại diện UBND quận Long Biên cho biết, khu vực này là đất công do phường Long Biên quản lý. Năm 2005, phường đã phối hợp với Phòng Kinh tế xây dựng phương án khai thác, sử dụng, tránh hoang hóa, lãng phí, giao cho phường ký hợp đồng với cá nhân từ năm 2006.

Tuy nhiên, đến năm 2011, cá nhân này sử dụng không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất và có một số hộ cũng xây dựng, nên phường đã thanh lý hợp đồng. Hiện nay, trên khu vực này hiện có 5 hộ đang quản lý, khai thác. UBND phường Long Biên đã yêu cầu phá dỡ các công trình vi phạm, nhưng hiện nay mới phá dỡ một phần.

 Song song với khu vực Cửa Nghè thì dọc phố Thượng Cầu cũng có gần 90 trường hợp vi phạm từ năm 1993-2014, trong đó, có 60 trường hợp vi phạm có yếu tố kinh doanh. “Các trường hợp này quận và phường đều nắm được.” – đại diện quận Long Biên thừa nhận và cho hay, năm 2019, quận đã rà soát, tổng hợp toàn bộ vi phạm trên đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận, trong đó, có các trường hợp nêu trên và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

 

Trên cơ sở báo cáo của quận và quá trình rà soát, Sở đã có Kết luận Thanh tra; Quận ủy và UBND quận đã xây dựng các nội dung để thực hiện kết luận thanh tra. Trong đó quận sẽ lập toàn bộ biên bản đối với các trường hợp vi phạm, yêu cầu phường xử lý, khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định pháp luật.

Đại diện UBND quận Long Biên cho rằng, do khu vực vùng bãi trước đây chưa có quy hoạch nên công tác quản lý rất khó khăn. Từ đầu năm 2023 đến nay, tại khu vực nêu trên có 17 trường hợp vi phạm, quận yêu cầu các phường phát hiện và xử lý ngay.

Song song với xử lý vi phạm, quận cũng chỉ đạo các phường tăng cường tuyên truyền. Về giải pháp căn cơ, quận đang chỉ đạo các ngành lập quy hoạch 1/500 để quản lý đối với các khu vực nằm trong quy hoạch đất ở; với khu vực nằm ngoài khu vực đất ở thì xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái, sau đó tổ chức đấu giá để vừa tăng thu ngân sách, vừa quản lý, không để phát sinh vi phạm.

Đang xem xét công tác quy hoạch và các phương thức đầu tư công viên Hà Đông

Cũng tại cuộc họp báo, Liên quan đến Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết, tháng 10/2022, Văn phòng UBND Thành phố đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn về việc xem xét lập quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện dự án đầu tư Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông theo 2 phân kỳ.

công viên quận Hà Đông
 

Để thực hiện chỉ đạo của Thành phố, quận đã cho dừng toàn bộ hoạt động khai thác tạm tại khu quy hoạch Công viên từ tháng 12/2022. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch chi tiết gửi Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt; lập hồ sơ đề xuất dự án đối với phần diễn tích đã GPMB…

“Sau khi hoàn thiện, Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông sẽ cải thiện môi trường sống của người dân và là lá phổi xanh của Thành phố, qua đó, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của người dân Hà Đông nói riêng và Hà Nội nói chung…” Phó Chủ tịch quận Hà Đông kỳ vọng và kiến nghị, để dự án sớm trở thành hiện thực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sự ủng hộ của người dân trên địa bàn…

 Về vấn đề này, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố đã tổ chức đoàn kiểm tra những tồn tại xung quanh dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông. Qua đó, ghi nhận công tác xử lý vi phạm của quận. Hiện, Thành phố đang xem xét công tác quy hoạch và các phương thức đầu tư.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
Vì sao giá bất động sản Việt Nam khó giảm?

Vì sao giá bất động sản Việt Nam khó giảm?

Với việc nhu cầu về bất động sản, nhất là bất động sản đô thị ngày càng cao, kịch bản giảm giá hay thị trường rơi vào suy thoái sẽ rất khó xảy ra, đặc biệt là sau khi Chính phủ đã có một loạt quyết sách để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.
Quảng Ninh thu hút thêm 80 triệu USD vốn đầu tư FDI

Quảng Ninh thu hút thêm 80 triệu USD vốn đầu tư FDI

Thị xã Quảng Yên đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng để lên thành phố theo quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh. Địa phương này tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp.
Quảng Bình: Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản

Quảng Bình: Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 514/UBND-KT yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2023, trong đó quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. 
Tin bất động sản ngày 30/3: TP HCM còn 197 chung cư chưa thành lập được ban quản trị

Tin bất động sản ngày 30/3: TP HCM còn 197 chung cư chưa thành lập được ban quản trị

Năm 2023, Quảng Bình phấn đấu thu 3.240 tỷ đồng tiền sử dụng đất; Long An huy động nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển nhà ở xã hội; Đồng Nai chấp thuận đầu tư Dự án khu đô thị mới…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.
43 chung cư tại TP HCM đang tranh chấp kinh phí bảo trì

43 chung cư tại TP HCM đang tranh chấp kinh phí bảo trì

Sáng 29 3, đoàn giám sát thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã làm việc với UBND TP HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, vận hành, cải tạo và xây dựng lại nhà chung cư. Theo đó, tại TP HCM hiện có 227 chung cư chủ đầu tư chưa bàn giao kinh phí bảo trì, trong đó có 43 chung cư đang tranh chấp khoản kinh phí này.
Chuyên gia đánh giá khó khăn trong đầu tư nhà ở tại Việt Nam

Chuyên gia đánh giá khó khăn trong đầu tư nhà ở tại Việt Nam

Theo đánh giá của chuyên gia Savills, ở nhiều nơi trên thế giới, việc chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước để phát triển nhà ở xã hội (NOXH) là không thể, buộc phải có sự hỗ trợ...
Bất động sản Biz