UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi di dời các nhà máy lớn như Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long, xà phòng, tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân sẽ xây dựng các khu đô thị với quy mô dân số dự kiến 46.000 người, từ đó đạt 306,7% so với tiêu chuẩn.
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giai đoạn 2023-2025 được UBND TP Hà Nội trình Bộ Nội vụ mới đây, thành phố có 67 phường, xã đảm bảo yếu tố diện tích tự nhiên và quy mô dân số thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù. Do đó, UBND TP đề xuất các địa phương này không sáp nhập trong giai đoạn tới.
Cụ thể, Hà Nội điểm tên nhiều phường là địa phương trọng điểm về quốc phòng như: Phúc Xá, Điện Biên, Quán Thánh, Liễu Giai, Đội Cấn, Ngọc Hà (quận Ba Đình); Hàng Bột, Láng Hạ, Nam Đồng, Quang Trung (Đống Đa)...
Một số địa phương có nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa hoặc địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt gồm các phường: Vĩnh Phúc, Cống Vị, Giảng Võ, Ngọc Khánh (Ba Đình); Khương Mai, Phương Liệt, Khương Trung (quận Thanh Xuân)...
Đáng chú ý, tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, có nhiều nhà máy lớn như Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long, Xà phòng Hà Nội thuộc diện di dời. UBND TP Hà Nội cho biết sau khi di dời, các khu đô thị sẽ được xây dựng với quy mô dân số dự kiến 46.000 người, từ đó đạt 306,7% so với tiêu chuẩn.
Ngoài ra, tại phường Thanh Xuân Trung, ngoài nhiều trường đại học và hơn 2.500 doanh nghiệp kinh doanh, địa phương còn có nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông và giày Thượng Đình thuộc diện di dời. Sau khi di dời sẽ xây dựng các khu đô thị, dự kiến quy mô dân số 48.000 người, đạt 320% so với tiêu chuẩn.
Nhiều yếu tố đặc thù khác cũng được Hà Nội đưa ra để lý giải nguyên nhân các phường không thuộc diện sắp xếp lại trong giai đoạn này, bao gồm: tình hình dân cư phức tạp, vị trí biệt lập, địa bàn nhiều ngõ ngách nhỏ, tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương hoặc trường đại học...
Cũng theo UBND TP Hà Nội, UBND TP đã xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 bảo đảm các nguyên tắc, quy định của Trung ương. Trong đó đã xem xét, cân nhắc, đánh giá rất kỹ lưỡng nhiều mặt, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, tính tổng thể chung của Thành phố như: Quá trình thực hiện sắp xếp phải giữ được yếu tố truyền thống, lịch sử, bản sắc văn hóa tiêu biểu gắn với truyền thống hình thành, phát triển của Thủ đô; Quá trình thực hiện sắp xếp phải tính toán khoa học, hợp lý, phù hợp quy hoạch, thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển trong giai đoạn tới, nhất là phải phù hợp với định hướng và tốc độ phát triển đô thị, hạ tầng giao thông trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi trong lao động sản xuất, công tác và sinh hoạt của nhân dân; xem xét thận trọng các tiêu chí trọng điểm và trọng yếu về quốc phòng an ninh ở một số ĐVHC có ảnh hưởng lớn khi sắp xếp ĐVHC.
Quá trình tổ chức thực hiện phải tạo được sự thống nhất, đồng thuận của người dân... Phương án tổng thể đã qua nhiều bước lấy ý kiến tại địa phương, cơ sở, được Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, Ban cán sự đảng UBND Thành phố thống nhất Phương án để trình các cơ quan Trung ương.
UBND TP Hà Nội khẳng định, từ tình hình thực trạng phát triển, các yếu tố về lịch sử, văn hóa của các xã chưa đảm bảo theo quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; đối chiếu với quy định hiện hành, sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 là có đầy đủ cơ sở khoa học; số liệu đảm bảo chính xác, khách quan và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
8 dự án được giải quyết hoàn toàn gồm: Dự án Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát; Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty Cổ phần Đầu tư Metro Star; Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (điều chỉnh tiến độ) của Công ty Cổ phần Gumaland...
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Theo thông báo đấu giá, quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn có tổng diện tích 213.140,56 m2. Trong đó, 59.012,55 m2 đất ở (11.680,69 m2 đất ở liên kế kết hợp thương mại dịch vụ, 35.531,4 m2 đất ở biệt thự, 11.800,46 m2 đất chung cư nhà ở xã hội);
Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
UBND tỉnh Hà Giang vừa ban hành thông báo về việc thu hồi gần 80.000m2 đất thương mại, dịch vụ giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thuê để thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo.