Theo đó, các khu công nghiệp dự kiến sẽ được thành lập gồm: Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn; Khu công nghiệp Đông Anh, huyện Đông Anh; Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, huyện Thường Tín; Khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng, huyện Chương Mỹ; Khu công nghiệp Phụng Hiệp huyện Thường Tín.
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định phê duyệt đề án thành lập từ 2-5 khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu công nghiệp đã có chủ đầu tư như: Khu công nghiệp Quang Minh I, huyện Mê Linh; Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm. Thành phố còn thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (giai đoạn 2).
Cụ thể, UBND thành phố Hà Nộichỉ thị việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Thành lập 2 - 5 khu công nghiệp mới, giai đoạn 2021-2025" nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp về rà soát, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt, với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Hà Nội trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
Chính vì vậy, theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp thành phố Hà Nội tại văn bản số 2376/TTg-KTN ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020; trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số 17 khu công nghiệp; trong đó, có 9 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động ổn định với tỷ lệ lấp đầy gần đạt 100%, khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội giai đoạn 1 đang tích cực thu hút nhà đầu tư. Quỹ đất sạch trong các khu công nghiệp gần như không còn, trong khi nhu cầu về đất phục vụ sản xuất công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất tiếp tục tăng cao.
Theo đó, khi các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô; đáp ứng nhu cầu về việc làm cho người lao động; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng thu ngân sách Thành phố trong giai đoạn tới.
Hiện, trên địa bàn Thành phố có 10 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động với tổng diện tích 1,347,42ha; trong đó, có 09 khu công nghiệp, với diện tích 1.270,5 ha đã hoạt động ổn định có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100% như: khu công nghiệp Thăng Long, diện tích 274 ha; khu công nghiệp Nội Bài, diện tích 114ha; khu công nghiệp Nam Thăng Long, diện tích 31,5 ha; khu công nghiệp Quang Minh I, diện tích 407ha...
Tính đến tháng 12/2,021 các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được trên 700 dự án, trong đó, có 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6,1 tỷ USD; 399 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 18.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015-2020, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp là 1,7 tỷ USD, đạt 130% so với mục tiêu đề ra, tăng 13% so với giai đoạn 2011-2015.
Ngoài ra, thành phố cũng thu hút 25 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại vào các khu công nghiệp của Hà Nội; trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 60%; nhiều dự án có quy mô vốn lớn từ 100 triệu đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao như các dự án của Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko, Young Fast... Ngoài ra có các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore...
Đồng thời, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, cũng như tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển.
Theo Quỳnh Anh/ Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/ha-noi-du-kien-co-2-5-khu-cong-nghiep-moi-giai-doan-2021--2025-d125461.html
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại Công văn số 3506/UBND-KTN ngày 01/7/2024, Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 207/QĐ-TTr Thanh tra toàn diện dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
8 dự án được giải quyết hoàn toàn gồm: Dự án Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát; Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty Cổ phần Đầu tư Metro Star; Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (điều chỉnh tiến độ) của Công ty Cổ phần Gumaland...
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Theo thông báo đấu giá, quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn có tổng diện tích 213.140,56 m2. Trong đó, 59.012,55 m2 đất ở (11.680,69 m2 đất ở liên kế kết hợp thương mại dịch vụ, 35.531,4 m2 đất ở biệt thự, 11.800,46 m2 đất chung cư nhà ở xã hội);
Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn