Bất động sản Biz

Giá cổ phiếu 'đứt phanh', kế hoạch huy động vốn qua cổ phiếu của doanh nghiệp thép liệu có thành?

Thứ năm, 09/06/2022 | 07:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Kênh trái phiếu, tín dụng bị 'siết' do đó các doanh nghiệp nói chung và nhóm doanh nghiệp thép nói riêng chọn huy động vốn qua cổ phiếu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tiêu cực, nhiều cổ phiếu mất tới nửa giá trị trong vài tháng qua khiến kế hoạch huy động vốn trở nên gian nan.

Ngoài việc bị siết chặt trái phiếu, huy động vốn từ kênh tín dụng của doanh nghiệp cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Đầu tháng 4 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 1976/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động, trong đó thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro.

Diễn biến cổ phiếu PAS từ đầu năm đến nay.

Do nhu cầu vốn vẫn tăng cao, đặc biệt sau giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng huy động vốn trên sàn chứng khoán thông qua hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong mùa ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vừa qua. Tiêu biểu là các doanh nghiệp bất động sản Địa ốc Hoàng Quân (HQC), DIC Corp (DIG), CEO Group (CEO), Hodeco (HDC), Thủ Đức House (TDH),…

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp ngành sản xuất cũng tranh thủ huy động vốn trên thị trường chứng khoán như: HAGL (HAG), Phú Tài (PTB), Gỗ Trường Thành (TTF),… cũng đang có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.

Cụ thể, nhóm doanh nghiệp thép có Tập đoàn Thép Tiến Lên (Mã: TLH) dự kiến phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tổng số lượng cổ phiếu là trên 102 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 1:1, giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho người khác trong thời gian quy định và chỉ được chuyển nhượng 1 lần.

Thời gian dự kiến phát hành là quý II năm 2022. Tổng số tiền 1.021 tỷ đồng thu được sẽ được dùng để tài trợ cho dự án khu dân cư thương mại An Phước, Đồng Nai 500 tỷ; tài trợ cho dự án xây dựng chi nhánh Đà Nẵng 26 tỷ đồng và bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh 495 tỷ đồng.

Tương tự, một doanh nghiệp thép khác là CTCP Quốc tế Phương Anh (PAS, mã: PAS) chuyên kinh doanh các sản phẩm thép không gỉ, thép carbon…cũng sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm bổ sung nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án bất động sản tại Đà Nẵng.

Cụ thể, công ty lên kế hoạch phát hành 15 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành là 150 tỷ đồng. Công ty hiện có vốn điều lệ 280 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ cổ phiếu phát hành riêng lẻ so với số cổ phiếu đang lưu hành là 53,48%.

Diễn biến cổ phiếu TLH từ đầu năm đến nay.

Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023. Phần góp vốn thêm của nhà đầu tư sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Thời điểm công bố kế hoạch, cổ phiếu TLH của Thép Tiến Lên có diễn biến tăng giá nhưng thời gian gần đây, với những cú “sập” liên tiếp của thị trường chứng khoán khiến cổ phiếu TLH giảm mạnh.

Cụ thể, đóng phiên giao dịch ngày 8/6, thị giá cổ phiếu TLH ở mức 11.500 đồng/cp. Trong khi đó, thời điểm công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu (đầu tháng 4/2022) thị giá đang ở quanh mức 19.000 đồng/cp.

Tương tự, thị giá cổ phiếu PAS cũng đang trên đà giảm mạnh. Đóng phiên giao dịch ngày 8/6, giá cổ phiếu PAS dừng ở mức 14.900 đồng/cp, giảm tới 39% so với thời điểm công bố kế hoạch là vào giữa tháng 3/2022.

Thực tế, thị trường diễn biến không mấy tích cực khiến cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán càng gian nan. Hiện đã có một số doanh nghiệp như Hodeco, Louis Capital ,…thông báo hoãn hoặc hủy phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn do giá cổ phiếu giảm mạnh hoặc đang giảm ở dưới giá phát hành.

Dự báo về cổ phiếu thép trong ngắn hạn, ngành thép vẫn được ủng hộ bởi những căng thẳng địa chính trị sẽ khiến gián đoạn chuỗi cung ứng tăng cao. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện ngắn hạn cho cổ phiếu ngành thép. Trong dài hạn, nguồn nguyên liệu đầu vào của giá thép tăng cao cùng với chi phí vận tải dự báo leo thang cũng tạo áp lực cho việc xuất khẩu thép.

Bên cạnh đó, thời gian trước Trung Quốc cắt giảm sản lượng sản xuất để đảm bảo chính sách bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc quốc gia này tiến hành phục hồi sản xuất công nghiệp trở lại có thể khiến nguồn cung thép khôi phục.

Do đó, dù giá thép tăng nhưng biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp thép năm 2022 dự báo thấp hơn năm ngoái. Chuyên gia Maybank cho rằng cơ hội đầu tư cổ phiếu thép sẽ duy trì trong khoảng tháng 3 và tháng 4, song đà tăng của nhóm cổ phiếu thép sẽ khó duy trì trong dài hạn.

Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/gia-co-phieu-dut-phanh-ke-hoach-huy-dong-von-qua-co-phieu-cua-doanh-nghiep-thep-lieu-co-thanh-d143523.html

Từ khóa: cổ phiếu thép
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland vừa có thông báo về kết quả việc triển khai thỏa thuận dàn xếp để tái cấu trúc khoản nợ trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu đô la Mỹ thành cổ phần phổ thông của Doanh nghiệp. Theo đó, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 284 triệu đô la để lấy cổ phiếu Novaland. Cùng thời điểm, cổ phiếu được cấp margin trở lại.
Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Năm 2024, CTCP Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiến hành hàng loạt kế hoạch lớn với số vốn khủng. Trong khi đó, doanh nghiệp này đang vay nợ hơn 21.000 tỷ, chiếm 46% nguồn vốn.
Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đáng chú ý, ông trùm bất động sản...
Bất động sản Biz